| Hotline: 0983.970.780

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

Thứ Hai 12/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải thực hiện theo đúng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương...

Bạn đọc gửi từ địa chỉ: huynhnamdtm@gmail.com hỏi:

Tại địa phương tôi đã thực hiện chính sách đối với người trồng lúa nhưng chưa đồng nhất. Trên thực tế có nhiều diện tích đất trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng nhưng xử lý việc này không thống nhất. Người trực tiếp sản xuất thì không được hỗ trợ còn người chủ (đã cho thuê) thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nay xin luật gia cho biết trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa và người nào được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 42/2012 ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa thì trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì phải thực hiện đúng các quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải thực hiện theo đúng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương; không làm biến dạng mặt bằng, không làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất để khi cần thiết vẫn gieo trồng lúa được; không làm hư hỏng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã được đầu tư trên đất đó.

Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ độ phì đất; phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước.

Nếu di chuyển hoặc làm hư hỏng các kết cấu hạ tầng trên diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng, phải có trách nhiệm khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề.

Khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án, thực hiện dự án không đúng tiến độ để đất hoang hóa sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thì: Những trường hợp người được giao quyền sử dụng đất trồng lúa (có sổ đỏ) nhưng không sản xuất mà giao cho người khác sản xuất thì tiền hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 42/2012/NĐ-CP sẽ được cấp cho người trực tiếp sản xuất.

Đối với trường hợp đất trồng lúa thuộc quỹ đất dự phòng của xã nhưng giao cho các hộ sản xuất: Nếu diện tích đất trồng lúa của quỹ đất dự phòng của xã nằm trong quy hoạch đất trồng lúa, thì các hộ trực tiếp sản xuất được nhận tiền hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 42/2012/NĐ-CP.

Trên đây là những quy định chung. Bạn nghiên cứu vận dụng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.