| Hotline: 0983.970.780

Trách nhiệm Monsanto phải được làm rõ

Thứ Ba 07/08/2012 , 11:17 (GMT+7)

Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) tồn đọng gần 320 tấn giống ngô quá đát tương đương số tiền 22,8 tỷ đồng đến nay được 1 năm, nhà cung cấp Monsanto “nói tới, nói lui”, cuối cùng thì sao?

Giống C919 của Monsanto ở thời điểm có đến 3 nhà phân phối là Cty SPC, Docam, Hóc Môn, nhưng nay chỉ còn công ty Dekalb và CP giống cây trồng miền Nam

Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) tồn đọng gần 320 tấn giống ngô quá đát tương đương số tiền 22,8 tỷ đồng đến nay được 1 năm, nhà cung cấp Monsanto “nói tới, nói lui”, cuối cùng thì sao?

Xin được nhắc lại, vào tháng 8/2010 Tập đoàn Monsanto thành lập Cty TNHH Dekalb Việt Nam để nhập khẩu kinh doanh giống bắp của Monsanto, điều này có nghĩa Monsanto đã  “biến” văn phòng đại diện (VPĐD) trước đây chuyên làm nhiệm vụ “hỗ trợ xúc tiến thương mại” sang “mô hình” công ty kinh doanh do ông Nguyễn Anh Thi, nguyên trưởng đại diện sang làm GĐ.

Cty này ra đời theo ý đồ của tập đoàn Monsanto là nhằm “kiểm soát giá hạt giống và điều tiết hàng khi gặp thị trường sốt lạnh, sốt nóng”. Thật ra, đó là ý tưởng không thực bởi hoạt động kinh doanh là phải sinh lợi, nên suy cho cùng Dekalb vẫn phải làm nhiệm vụ bán hàng để “nuôi” nhân sự.

Nhưng kể cũng lạ, như Syngenta là công ty SX và cung cấp hạt giống bắp lai hàng đầu của VN tương tự Monsanto, nhưng từ trước đến nay họ chỉ có VPĐD, còn chuyện mua bán kinh doanh hạt giống thuộc về nhà phân phối, Syngenta không hề can thiệp, không có kiểu thành lập ra công ty con để cạnh tranh với chính đối tác của mình như cách làm “sáng tạo” của Monsanto.

Thế nên, từ khi Cty Dekalb ra đời, Cty SPC kinh doanh luôn gặp khó khăn vì không chịu nổi áp lực từ công ty này là bắt buộc phải nhập hàng giá cao hơn thị trường, thậm chí vượt quá nhu cầu khả năng tài chính của DN, hơn nữa còn phải bị cạnh tranh bởi hai Cty Minh Hưng (phía Nam) và ADI (phía Bắc) cũng là nhà phân phối “con” của Dekalb. Trong khi đó, mặt hàng phân phối độc quyền của SPC tính ra chỉ có 3 giống là C919, DK414, DK9901, ngoại trừ DK9901 xem ra còn mới, ra “lò” được hơn 2 năm đang “hot” trên thị trường, còn lại 2 giống kia đã cũ, C919 có mặt trên thị trường đã 15 năm nay, giống DK414 cũng hơn 5 năm mà Cty Monsanto đã vào kế hoạch loại bỏ ngay từ năm 2011 nhằm thay giống khác.

 Thế mà cách đây hơn 2 tháng, Cty Dekalb yêu cầu Cty SPC mua đứt bán đoạn lô hàng 1.200 tấn giống C919 với giá 62 ngàn/kg tương đương giá trị tới 74 tỷ đồng, trong khi trong kho Cty vẫn còn tồn 150 tấn C919, dù ra giá có 57 ngàn/kg bán vẫn cứ trầy trật. Có ai chấp nhận kiểu kinh doanh không theo qui luật cung cầu thị trường như Cty Dekalb không? Phải chăng, Dekalb đang độc quyền nên sinh “cửa quyền”? Lần này, dù phía SPC đã xuất hàng (“trả hàng”) cho Monsanto từ tháng 9/2011 để chờ hàng mới nhưng đến nay gần 1 năm, mặc dù phía Monsanto đưa ra các phương án giải quyết nhưng lại không khả thi theo kiểu “mèo vờn chuột”, cuối cùng là loại Cty SPC ra khỏi cuộc chơi.

Điều đáng nói, trước đó đã từng xảy ra với số lượng trên 300 tấn giống quá đát. Tuy nhiên, lúc đó do hai bên còn giữ mối quan hệ tốt đẹp, Monsanto chưa có công ty “sân sau” như Dekalb nên đã chủ động đổi hàng và tự nguyện mang hàng đi tiêu hủy ở Củ Chi.

+ “Đây không phải là vấn đề tranh chấp của Monsanto. Theo nguồn tin được giấu tên thì Cty SPC đã có văn bản gửi trực tiếp đến Tổng thống Obama, Đại sứ quán Mỹ ở VN, Bộ Nông nghiệp Mỹ và CEO của Monsanto toàn cầu của Mỹ rồi. Như vậy, có lẽ SPC muốn làm việc trực tiếp với bên Mỹ” (ông Nguyễn Anh Thi - TGĐ Công ty Dekalb VN).

+ Tại buổi làm việc với lãnh đạo báo NNVN tại TPHCM, ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng (nguyên GĐ Cty SPC) cho biết, ông đã bàn giao công việc điều hành cho GĐ mới vào ngày 8/6/2010 trước khi về đảm nhiệm chức vụ Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Sài Gòn, trong quá trình bàn giao số liệu các hợp đồng kinh tế tồn đọng đều được giải quyết không có gì khúc mắc. Hơn nữa, trước đó hàng năm công ty đều có kiểm toán độc lập. Vì vậy, việc tồn đọng hàng quá đát không còn thuộc trách nhiệm của ông nữa.

Đến đây dư luận đặt dấu hỏi, vậy lô hàng gần 320 tấn quá đát (tương đương 8 container) từ năm 2009 đến tháng 6/2010 (trong đó giống C919 chiếm hơn 90%) hiện đang ở đâu? Một nguồn tin cho biết, lô hàng này đang nằm trong kho của Cty Dekalb đang thuê ở tỉnh Bình Dương. Trong khi đó, theo ông La Đức Vực, nguyên PGĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai), phụ trách nghiên cứu cây bắp cho biết, giống bắp lai tồn cao nhất từ 12-18 tháng, sau đó không nên tái chế mà cần phải công khai tiêu hủy để đảm bảo quyền lợi cho người SX.

Nên nhớ, giá nhập khẩu 1 kg giống bắp lai của Monsanto hiện vào khoảng trên dưới 3 đô-la Mỹ (hơn 60 ngàn/kg) nhưng ra thị trường đều bán cao ngất ngưởng. Cụ thể vụ 2 (còn gọi là vụ thu đông) năm nay ở các tỉnh miền ĐNB, giá bán các giống như DK 6919, 9901, 9955, 8868 đưa xuống đại lý đều niêm yết không dưới 95 ngàn/kg, tức đến tay người nông dân phải là 100 ngàn đồng/kg. Điều này có nghĩa, nhà phân phối chỉ cần 1 năm tiêu thụ 1.000 tấn giống của Monsanto là đã đạt doanh số 90-100 tỷ đồng, chỉ tính mức lợi nhuận 15% là có trong tay vài chục tỷ.

 Do vậy, dù hợp đồng mua bán giống giữa Monsanto với Cty CP giống cây trồng miền Nam (SSC) cũng chẳng khác gì mấy so với SPC, dài 19 trang giấy với 54 điều khoản nhưng chỉ thấy toàn có lợi cho Cty Monsanto, nhưng SSC vẫn làm...  thinh.

Trước đó, ít ai biết ngoài Cty SPC, còn có Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai (Docam) và Cty CP Hóc Môn từng là nhà phân phối, từng dốc hết tiền, dốc hết tâm huyết cho Monsanto để phân phối 2 giống C919 và DK 414. Tuy nhiên, về sau hai Cty Docam và Hóc Môn buộc phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác vào năm 2010 do cũng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và thua thiệt.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm