| Hotline: 0983.970.780

Trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở SXKD thức ăn chăn nuôi

Thứ Ba 16/09/2014 , 08:14 (GMT+7)

Trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở SXKD thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 30 Thông tư số 66/2011/TT-BNN-PTNT ngày 10/10/2011.

* Hỏi: Xin cho biết trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 66/2011/TT-BNN-PTNT ngày 10/10/2011 quy định như sau:

1. Trách nhiệm:

-Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi phải chấp hành đầy đủ các quy định sản xuất, kinh doanh, sử dụng an toàn, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thức ăn chăn nuôi. Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

-Thực hiện việc công bố và kiểm soát chất lượng theo quy định.

-Thực hiện việc đăng ký kiểm tra và xác nhận chất lượng theo quy định.

- Chấp hành việc kiểm tra về chất lượng theo quy định của Thông tư này.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi làm nhiệm vụ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, bị triệu hồi, trả về.

- Nộp phí, lệ phí kiểm tra, xác nhận chất lượng theo quy định của Nhà nước, kể cả trong trường hợp không nhận giấy xác nhận hoặc lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng.

- Chấp hành quyết định xử lý thức ăn không đạt chất lượng của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

- Không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, thông tin ghi nhãn khác với nội dung đã đăng ký và được kiểm tra, chứng nhận chất lượng.

- Thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng, thức ăn bị trả về hoặc triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo:

- Định kỳ 6 tháng hoặc khi có yêu cầu phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi của đơn vị mình về Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi và Sở NN-PTNT nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT.

- Hàng quý hoặc khi có yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải báo cáo về chủng loại, số lượng, nguồn gốc và giá các loại nguyện liệu và thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT.

 - Tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ đúng các quy trình sử dụng thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của nhà cung cấp và chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước.

2. Quyền hạn

-Có quyền yêu cầu cơ quan kiểm tra cung cấp các thông tin, các quy định, mẫu biểu liên quan đến việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng theo quy định của pháp luật.

- Có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền các cấp xem xét, giải quyết.

Xem thêm
Kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu trái sầu riêng ở miền Đông Nam bộ

Sầu riêng ở khu vực Đông Nam Bộ đang vào mùa ra hoa đậu quả, nếu nhà vườn chăm sóc tốt thì vườn sầu riêng cho đậu trái và cho năng suất chất lượng cao.

Nắng nóng kéo dài cộng mùa vụ liên tục, cây lúa đối mặt nhiều bất lợi

Plastimula 1SL là giải pháp hỗ trợ cây lúa vượt qua ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trong giai đoạn đầu vụ hè thu.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất