| Hotline: 0983.970.780

Trách nhiệm trong bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ

Thứ Hai 21/11/2016 , 07:09 (GMT+7)

Nghị định 160/2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ...

Bạn đọc gửi từ địa chỉ yenoanh@gmail.com hỏi những quy định của Nhà nước cũng như nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn các loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để chúng tôi hiểu rõ hơn.

Trả lời:

Nghị định 160/2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong Nghị định này quy định trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như sau:

1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật Đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;

c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên;

d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản.

2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật Đa dạng sinh học;

b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở;

c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận;

d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý;

đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý;

e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở;

g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý.

Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất