| Hotline: 0983.970.780

Trâm đặc sản Bảy Núi vào mùa

Thứ Tư 10/06/2015 , 09:56 (GMT+7)

Đây là một loại trái cây đặc sản chỉ có ở vùng Bảy Núi, nên khách du lịch từ phương xa đến rất thích loại trái này.

Khi mùa mưa đến cũng là lúc người dân vùng Bảy Núi (An Giang) lại tất bật với vụ thu hoạch trái trâm mà họ không tốn chi phí gì cũng có thể kiếm vài trăm ngàn đồng mỗi ngày.  

Trâm là một loại cây có từ rất lâu ở vùng Bảy Núi, An Giang. Tập trung nhiều ở hai xã Núi Tô và Cô Tô, huyện Tri Tôn, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đây là một loại trái cây đặc sản chỉ có ở vùng Bảy Núi, nên khách du lịch từ phương xa đến rất thích loại trái này.

Mùa trâm bắt đầu khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch hàng năm, bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 40- 50kg/năm. Cây trâm sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân xứ núi.

Hằng năm, cứ đến mùa trâm, đồng bào Khmer tập trung hái trái từ sáng đến chiều. Tuy không tốn công chăm sóc nhưng khâu hái trái cũng khá vất vả. Hiện đang bước vào giai đoạn chính vụ nên hằng trăm hộ dân ở hai xã Núi Tô và Cô Tô đang tất bật thu hoạch trái trâm.

Bà Néang Vinh, 58 tuổi ở ấp Tô Lợi, xã Cô Tô cho biết, gia đình bà có 2 gốc trâm cổ thụ, mỗi ngày đi hái được khoảng 15kg trái, giá bán dao động từ 20.000 - 25.000đ/kg loại trái lớn, thu nhập khoảng 200.000đ/ngày mà không cần bỏ vốn hay công chăm sóc.


Những trái Trâm chín mọng vừa ngọt vừa thơm hương vị núi rừng thu hút người ăn

“Trái này đâu có cần chăm sóc gì, hễ đến mùa mưa là trâm chính khắp cây. Gia đình tôi chỉ lo hái đem ra lề đường bán là có thể kiếm tiền xài”, bà Néang Vinh vui vẻ nói.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, An Giang, toàn huyện có khoảng 2.300 gốc trâm, tập trung nhiểu ở hai xã Núi Tô và Cô Tô. Cây trồng khoảng 7 năm thì mới bắt đầu thu hoạch, nhưng tuổi thọ kéo dài đến trên 50 năm.

Ngoài việc mang lại một nguồn thu trái, cây trâm còn được dùng làm gỗ đóng bàn ghế, trang trí nội thất, vì cây có tuổi thọ cao thường có vân rất đẹp và chắc chắn.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm