| Hotline: 0983.970.780

Trăm năm có một

Chủ Nhật 22/02/2015 , 09:15 (GMT+7)

Trong lịch sử Khoa cử của cả nước Pháp và Việt Nam cho đến nay, cũng chỉ ghi nhận duy nhất một trường hợp như Nguyễn Mạnh Tường, đó là cùng lúc bảo vệ xuất sắc hai bằng Tiến sĩ ở độ tuổi 22-23.

Năm 1989, khi trở lại thăm nước Pháp theo lời mời của một số giáo sư người Pháp và bạn bè, GS Nguyễn Mạnh Tường đã tới nói chuyện tại trường Đại học Paris VII và ông hiệu trưởng trường này đã phải thừa nhận rằng, việc một sinh viên ở độ tuổi 22-23 cùng lúc bảo vệ xuất sắc hai bằng Tiến sĩ là một kỷ lục mà kể cả sinh viên Pháp và các sinh viên nước ngoài đều chưa có ai phá được.

Nói rộng ra, trong lịch sử Khoa cử của cả nước Pháp và Việt Nam (có thể cả trên thế giới) cho đến nay, cũng chỉ ghi nhận duy nhất một trường hợp như Nguyễn Mạnh Tường.

10-49-08_6-gslut-su-nguyen-mnh-tuong
GS Nguyễn Mạnh Tường thời trẻ

GS Nguyễn Mạnh Tường là một người Hà Nội chính gốc; sinh ra ở phố Hàng Đào; gia đình ông thuộc loại giàu có ở đất kinh thành đầu thế kỷ XX.

Ngay từ thuở nhỏ Nguyễn Mạnh Tường đã bộc lộ một niềm đam mê với sách; trên tay, hầu như lúc nào cũng có một cuốn sách nào đó; vốn có một trí tuệ siêu mẫn, cộng với sự chăm chỉ luyện rèn, nên từ nhỏ cho đến khi đỗ Tú tài, Nguyễn Mạnh Tường đã luôn đứng đầu lớp khiến chúng bạn hết sức nể phục.

Năm 18 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường sang du học bên Pháp từ tháng 10/1927, chỉ mấy tháng sau, ngày 2/3/1928, Nguyễn Mạnh Tường đã thi đỗ bằng Cao đẳng văn chương và một năm sau ngày 7/3/1929 thi đỗ bằng Cao đẳng cổ văn Hy Lạp – La Mã; 3 tháng sau, thi đỗ cử nhân văn khoa.

Rồi ngày 10/7/1930 ông thi đỗ cử nhân Luật khoa; ngày 13/2/1931 thi đỗ Cao đẳng về ngôn ngữ và văn tự cổ điển.

Hơn một năm sau, có một sự kiện thu hút sự chú ý giới trí thức Pháp tại thành phố Montpellier: ngày 28/5/1932, một sinh viên thuộc địa mới ở tuổi 22 là Nguyễn Mạnh Tường đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật với đề tài “Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam, tổng luận về Luật nhà Lê”.

Chưa dừng ở đó, chỉ hơn một tháng sau, chàng sinh viên này còn gây sửng sốt cho sinh viên và các học giả thời đó bằng việc bảo vệ xuất sắc bằng Tiến sĩ thứ hai về văn chương với đề tài “Luận về giá trị kịch bản sân khấu của Alfred De Musset” kèm theo một bản luận phụ “Nước Nam trong văn học Pháp của Jules Boissière”.

Ngay tháng sau, 6/1932, trên báo Nam Phong số 173 do Phạm Quỳnh làm chủ bút đã đăng bài ca ngợi sinh viên Nguyễn Mạnh Tường với nhan đề “Gương thanh niên”, trong đó, dịch nguyên văn lời đánh giá của ông Chánh chủ khảo về bản luận văn Tiến sĩ Luật của Nguyễn Mạnh Tường.

Ông Chánh chủ khảo nói: “Ông còn trẻ tuổi (đúng ra phải dịch là “anh” thay cho “ông"), những người tài giỏi không phải đợi tuổi mới lộ ra. Ông học trường Đại học mấy năm nay đều đứng đầu cả, ông học tập sắc sảo một cách lạ thường; nay bài luận văn Tiến sĩ được đem trình Hội đồng thật là kết quả mỹ mãn của công phu học tập bấy lâu.

Hội đồng phải phục cái tài học rộng, chí khí cao thượng của ông. Bài luận văn của ông là một kiệt tác về Luật học, một kiệt tác vừa về Luật học vừa về Văn học nữa. Nội dung đã súc tích không còn ai bắt bẻ được gì. Văn thể lại sáng lạn, đúng là một áng văn chương tuyệt tác.

Ở hai ban Luật học cũng như Văn học trong Đại học Montpellier này, ông đều đồng thời đoạt giáp tranh khôi cả. Tài đã lỗi lạc, học lại chăm chỉ, ai cũng phải phục. Cái gì cũng vượt trội hơn người. 22 tuổi đầu mà đã rõ ra mặt toàn tài.

Bài luận văn của ông sẽ được các nhà thượng lưu trí thức ở nước Pháp cũng như ở ngoại quốc đọc đến và thưởng thức; 22 tuổi đã đỗ đầu Luật khoa Tiến sĩ, lại sắp thi văn học tiến sĩ, thật là cổ lai hữu hạn, vì ở nước Pháp chưa hề có một người 22 tuổi mà đỗ văn khoa tiến sĩ bao giờ. Ông có trí thông minh tuyệt vời mới đạt được kết quả lạ lùng như vậy.

Nói về công phu học thuật của ông thì Hội đồng của chúng tôi chỉ cần nhận xét một câu là đủ cả: Bài luận văn của ông đầy sức thuyết phục. Thật xứng đáng với tài học của ông mà còn làm rạng danh cả trường Đại học. Hội đồng xin tặng cho ông lời phê bình đặc biệt hơn cả là: Siêu ưu được Hội đồng khen”!

Những ai tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của GS Nguyễn Mạnh Tường đều có thể phát hiện ra một điều rằng, để đạt được kết quả “siêu ưu” như vị giáo sư “Quốc mẫu” thừa nhận, ngoài chăm chỉ, khổ luyện và một trí óc thiên bẩm, Nguyễn Mạnh Tường ngay từ lúc nhỏ, đã có một lòng tự tôn dân tộc rất cao, luôn luôn không chịu thua kém các đám “con Tây”…

Còn nhớ, khi thi đỗ vào trường Albert Sarraut – nơi được mệnh danh là “Trường Tây” vốn chỉ dành cho con cái người Pháp, rất hiếm học sinh Việt ngoài số ít con cái ông to bà lớn người Việt làm việc cho Pháp – cậu học trò nhỏ Nguyễn Mạnh Tường đã âm thầm tự tìm tài liệu, sách vở để tự học thêm hai ngôn ngữ cổ - loại ngôn ngữ chết, rất khó học là tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp.

Vì nhà trường cấm học sinh người Việt được theo học ban A (văn chương cổ điển mà người theo học phải học qua tiếng La Tinh và Hy Lạp). Chỉ ít lâu sau, Nguyễn Mạnh Tường đã có thể đọc hiểu được các tiểu thuyết từ nguyên bản tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp; đồng thời, năm nào cũng chiếm vị trí số 1, trên các “con Tây”.

10-49-08_nh-gs
GS Nguyễn Mạnh Tường

Ngay khi toàn quốc kháng chiến, gia đình GS Nguyễn Mạnh Tường đã hiến toàn bộ tài sản và 3 căn biệt thự tại Hà Nội để theo kháng chiến.
Cụ Hồ cũng đã tin tưởng cử GS Nguyễn Mạnh Tường là 1 trong 12 đại biểu chính thức đi dự Hội nghị Đà Lạt (năm 1946) với tư cách là Trưởng ban Văn hóa. Tại đây, đã vang lên câu nói của Nguyễn Mạnh Tường: “Việt Nam là một trong lịch sử và trong mỗi trái tim của chúng tôi. Nam Bộ là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi…”.

Việc “học lén” của Nguyễn Mạnh Tường đã gây bực bội cho một số “thầy Tây” đến nỗi, một lần, do quá yêu quí bài luận xuất sắc của Nguyễn Mạnh Tường mà “thầy Tây” đã chép bài đó vào sổ vàng của nhà trường, nhưng khi biết chuyện, tay giám học đã tức giận xé ngay trước mặt các học sinh.

Tại Pháp, lòng tự tôn dân tộc trong Nguyễn Mạnh Tường lại càng tăng khi thi đỗ hai bằng cử nhân văn chương và luật, liền sau đó, Nguyễn Mạnh Tường muốn học Thạc sĩ để có thể đi dạy học, nhưng chính sách của “Quốc mẫu” không cho phép “dân bản xứ” học Thạc sĩ.

Tận dụng khe hở trong chính sách của Pháp lúc đó là không cho dân thuộc địa thi Thạc sĩ, còn việc thi Tiến sĩ thì không thấy có điều nào cấm kỵ, nên Nguyễn Mạnh Tường đã quyết chí thi đỗ “Lưỡng khoa Tiến sĩ” để rồi các giáo sư người Pháp phải ngả mũ khâm phục.

Một nét đặc biệt nữa của GS Nguyễn Mạnh Tường là ngay từ thời còn trẻ cho đến cuối đời, luôn là một trí thức không màng danh vọng, tiền tài, địa vị.

Với hai tấm bằng Tiến sĩ trở về nước, chỉ 2 tuần sau, phủ Toàn quyền Pháp đã mời Nguyễn Mạnh Tường đến và tỏ ý định bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Tường làm thượng thư ở triều đình Huế, hoặc giữ chức Tổng đốc ở Hà Nội hoặc Thanh Hóa, song Nguyễn Mạnh Tường đã không chút ngần ngại từ chối thẳng thừng.

Điều này đã khiến cho phủ Toàn quyền đã đưa tên của ông vào “sổ đen”. Dưới con mắt của kẻ thống trị, ngay từ thời điểm Nguyễn Mạnh Tường bảo vệ thành công hai luận án Tiến sĩ, tại Pháp, năm 1932, tờ Journal xuất bản tại Paris đã đăng bài kèm theo lời cảnh báo “người Pháp nên cẩn thận, để người An Nam được học và học giỏi đến vậy, liệu về nước họ có chịu ngồi yên không?”.

Để tránh con mắt soi mói của mật thám, Nguyễn Mạnh Tường đã dành 3 năm đi khắp châu Âu và cho ra đời 2 cuốn sách giá trị bằng tiếng Pháp.

Trở về nước, Nguyễn Mạnh Tường nhận làm giáo sư trường Albert Sarraut – ngôi trường trước đây ông đã từng học, chuyên dạy về văn học Pháp. Các giáo sư hàng đầu của Việt Nam hiện tại như Phan Huy Lê, Nguyễn Lân Dũng, Hà Minh Đức, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hoàng Thiếu Sơn, Nguyễn Văn Đạo, ..., đều vinh danh GS Nguyễn Mạnh Tường như người thầy xuất chúng của đại học Việt Nam.

Giáo sư, NGND Nguyễn Văn Chiển – nguyên Tổng cục Trưởng Tổng cục chăn nuôi – thú y, đã thán phục rằng: “Thế hệ thanh niên ngày nay không thể có diễm phúc học một thày giáo giỏi tuyệt vời như thày Nguyễn Mạnh Tường… Chỉ một buổi nghe thày giảng đã mê hồn”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm