| Hotline: 0983.970.780

"Trảm" ngay khi phát hiện vi phạm!

Chủ Nhật 20/01/2013 , 11:10 (GMT+7)

Ngày 16/1, lãnh đạo hai Bộ NN-PTNT và Bộ Y Tế đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra VSATTP trên địa bàn vùng ngoại thành TP.HCM.

* Công bố tên DN vi phạm lên truyền thông

Ngày 16/1, lãnh đạo hai Bộ NN-PTNT và Bộ Y Tế đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra VSATTP trên địa bàn vùng ngoại thành TP.HCM. Đoàn kiểm tra khẳng định sẽ xử lý tất cả các cơ sở làm ăn bát nháo…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Nguyễn Thị Xuân Thu và Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thành Long đã dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra đột xuất 3 đơn vị đóng trên địa bàn TP.HCM gồm: HTX SX-TM&DV Phước An; Cty CP Chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm NOSAFOOD và Cty TNHH MTV Lạp Xưởng Hùng Tuấn.

Ghi nhận tại HTX SX-TM&DV Phước An (ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho thấy, cở sở vật chất nhà xưởng phục vụ cho việc sơ chế đóng gói bao bì sản phẩm rau an toàn VietGAP khá sạch sẽ theo đúng quy trình. Theo ông Trần Văn Thích, Chủ nhiệm HTX, từ tháng 3/2012, các sản phẩm RAT của HTX đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hiện đang cung cấp cho các hệ thống siêu thị Metro, CoopMart, BigC…với số lượng trung bình từ 5-6 tấn/ngày.

Hiện nay, HTX Phước An có 9 Tổ sản xuất với diện tích 25 ha, làm theo quy trình VietGAP, chỉ sử dụng phân thuốc vi sinh và hạn chế tối đa các loại phân thuốc hóa học. HTX đứng ra thu mua rau cho các xã viên, đồng thời hỗ trợ giá cho những hộ đạt chứng nhận VietGAP. Qua kiểm tra thực tế ruộng rau VietGAP (3000 m2) của hộ bà Phạm Thị Buôn, xã viên HTX Phước An cho thấy những sản phẩm rau dền, mồng tơi, rau muống…đều được sản xuất theo đúng quy trình và tuân thủ nguyên tắc cách ly theo từng loại thuốc khuyến cáo. Ông Thích còn cho biết: “Trong năm 2012, doanh thu của HTX đạt 17,7 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí HTX vẫn còn thu lời trên 500 triệu đồng, tăng cao hơn so với các năm chưa đạt chứng nhận VietGAP, khiến bà con xã viên rất hào hứng tham gia sản xuất rau cho HTX”.


Lãnh đạo 2 Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm Tết tại TPHCM, sáng 16/1

Tiếp tục, đoàn đến kiểm tra tại cơ sở chế biến các chất phụ gia thực phẩm của Cty CP Chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm NOSAFOOD (số E4/20, Nguyễn Hữu Trí, huyện Bình Chánh). Ghi nhận cho thấy, dù đang tăng cường sản xuất phục vụ tết, nhưng cơ sở vẫn chú trọng đảm bảo các yêu cầu về VSATTP.

Ông Bùi Thế Ngọ, TGĐ Cty NOSAFOOD cho biết: “Lúc này đang vào đợt cao điểm sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ thị trường tết Nguyên Đán, do vậy, công ty đã phải tăng cường thêm hàng trăm công nhân để làm hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước nhưng cũng không kịp vì nhu cầu tăng mạnh”. Theo ông Ngọ, các mặt hàng phụ gia thực phẩm chủ yếu như sa tế, tương ớt, nước tương, tương sốt cà và gia vị các loại…, ngoài tiêu thụ nội địa còn xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước Đông Âu.

Tiếp tục Đoàn đến kiểm tra cơ sở sản xuất lạp xưởng của Cty TNHH MTV Lạp xưởng Hùng Tuấn (S10/6b, Võ Hữu Lợi, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), đơn vị sản xuất sản phẩm lạp xưởng cá ba sa đầu tiên trên địa bàn TP.HCM cũng như ở Việt Nam. Ông Trần Quốc Nhuần, GĐ Cty Hùng Tuấn cho biết: “Sản phẩm lạp xưởng cá ba sa đạt tiêu chuẩn của công ty chúng tôi hiện đang xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia và một phần tiêu thụ trong nước. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu triển khai sản phẩm lạp xưởng cá sấu vì có đơn vị đã đặt hàng sản xuất và bao tiêu xuất khẩu sang thị trường Đài Loan…”. Theo ông Nhuần, công ty hiện đang sản xuất hai loại lạp xưởng chính là lạp xưởng cá ba sa và heo đạt chất lượng cao. Với sản phẩm lạp xưởng cá ba sa và heo có thời gian bảo quản tự nhiên tới 6 tháng, còn nếu để trong tủ lạnh thì có thể kéo dài thời gian sử dụng lên 1 năm.

Chiều cùng ngày, Đoàn liên ngành đã tập trung đánh giá lại quá trình thanh kiểm tra VSATTP trên địa bàn TPHCM. Theo ông Nguyễn Quốc Trung, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP.HCM, công tác kiểm tra kiểm soát VSATTP đã được các Sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ, nhất là công tác kiểm tra tại các khu vực sản xuất rau, chăn nuôi và sơ chế giết mổ. Sau nhiều đợt triển khai kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và tuyên truyền thì rõ ràng tình trạng vi phạm mất VSATTP trên toàn địa bàn TP đã giảm hẳn.

Trong năm 2012, qua thực tế lấy 676 mẫu rau tại các vùng sản xuất thì đa số kết quả đều đạt yêu cầu; đồng thời cùng liên kết với các địa phương lấy trên 4.000 mẫu rau. Tuy nhiên, chỉ riêng các trường hợp vi phạm về tiêu thụ giết mổ lậu động vật thì có tăng; trong năm đã phát hiện và xử lý tiêu hủy 5.317 trường hợp. Có 1 cơ sở giết mổ (Cơ sở giết mổ Bà Điểm) vi phạm nhiều lỗi chưa tuân thủ theo quy định chung và đã bị các cơ quan chức năng yêu cầu ngưng hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT: “Công bố ngay DN vi phạm lên các phương tiện truyền thông!”

Đối với các mặt hàng thực phẩm Tết có lượng tiêu thụ lớn như rượu và mứt, các địa phương cần thành lập nhiều đoàn nhỏ để kiểm tra sâu sát tất cả các cơ sở sản xuất và địa điểm kinh doanh. Đặc biệt, cần công bố công khai các DN vi phạm VSATTP lên các phương tiện truyền thông để cảnh báo cho người tiêu dùng, đồng thời phải xử phạt thật nặng để răn đe!

Đề cập đến vấn đề này, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP TP.HCM cũng cho rằng tình trạng kinh doanh động vật trên địa bàn TP, nhất là quanh các khu chợ, lòng đường đến nay vẫn không thể dẹp được. Thực trạng này như “đá ném ao bèo” khiến việc quản lý nguồn thực phẩm này hết sức nguy hiểm.

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Thành Long, Thứ trưởng Bộ Y Tế đã ghi nhận TP.HCM tạo ra được chuỗi sản xuất và cung ứng tiêu thụ RAT rất hiệu quả. TP.HCM cũng đã tự cung ứng được tới 70% lượng rau cho nhu cầu tiêu dùng, chỉ 30% nhập tại các tỉnh lân cận, điều này khác hẳn với Hà Nội.

Ông Long nhấn mạnh: “Kế hoạch bảo đảm nguồn thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán, Trung ương đang tập trung vào 3 hoạt động lớn là nguồn hàng ATVSTP; thông tin tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Trong nhóm rau, củ quả và thịt cá đã có vùng quy hoạch cung cấp khá tốt; chỉ đáng lo ngại nguồn rượu, mứt và phụ gia thực phẩm. Năm 2012, tình trạng ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể giảm rõ rệt, nhưng số vụ ngộ độc bếp ăn gia đình lại tăng đáng kể. Nhất là tình trạng ngộ độc rượu và phụ gia thực phẩm…Do vậy, cần tăng cường giám sát kiểm tra mạnh tại đầu mối các tỉnh lân cận, “trảm” ngay các cơ sở làm ăn bát nháo để đảm bảo nhân dân đón Tết Quý Tỵ an toàn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm