| Hotline: 0983.970.780

Trăm nhánh sông võ về nguồn

Thứ Sáu 03/08/2012 , 09:51 (GMT+7)

Được đặt chân lên miền đất võ, cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam để biểu diễn võ là niềm tự hào lớn của hầu hết võ sinh.

Trong số những võ sinh của 69 đoàn võ thuật quốc tế về Bình Định tham gia Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VI-2012, có người đã từng tham gia đủ 3 Liên hoan trước, có người mới chỉ lần đầu. Thế nhưng ai nấy đều chung tâm trạng háo hức khi đặt chân lên miền đất võ.

>> Mới lạ và hoành tráng

Võ trong văn

Sau một ngày tham quan các làng võ truyền thống tại TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tây Sơn, Tuy Phước... các võ sinh không giấu được sự khâm phục về bề dày của nền võ thuật Bình Định. Họ bày tỏ, hiếm có nơi nào khi chỉ nghe địa danh, người ta đã hình dung ra nét đặc thù của trường phái võ của vùng đất ấy. Và cũng hiếm có địa phương nào có nhiều câu ca về võ như ở Bình Định: “Roi Kinh, quyền Bình Định”, “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh”, “Trai An Thái, gái An Vinh”… hoặc “Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”. Võ vào cả trong văn. Đến cả dòng sông, ngọn núi ở đây cũng mang tên một loại binh khí: sông Côn, núi Kiếm.

Theo lời kể của các lão võ sư, do thổ nhưỡng, địa hình khắc nghiệt nên việc luyện võ thời xưa ở Bình Định thường được diễn ra trên những chiếc nong, nia dùng để phơi lúa của nông dân, hoặc trên vành miệng giếng, núi rừng, đầm lầy nên người học võ ở đây có được bộ tấn (chân) vững như đá tảng, và khi di chuyển thì nhẹ như chiếc lá bay. Bộ roi với những thế đánh ngược, lấy nghịch chế thuận khiến những miếng đòn khi vung ra mạnh như xé gió.



Võ sinh nước ngoài giao lưu võ thuật tại chùa Long Phước (Tuy Phước)

Khi về vùng đất giáp ranh giữa thôn An Thái, xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn) và thôn An Vinh, xã Tây Vinh (Tây Sơn), các môn sinh võ Việt được nghe thêm nhiều truyền thuyết xung quanh câu “Trai An Thái, gái An Vinh”. Ngày xưa, thanh niên của 2 làng nằm bên bờ sông Côn này thường bơi qua sông tranh tài. Đấu dưới đất chán, họ đợi đến rằm tháng 7 hằng năm, tập trung về lễ hội Đổ Giàn so tài. Lễ hội này bày một con heo được treo trên giàn cao nhất, các môn phái võ ở khắp nơi về tranh, võ đường nào chiếm được heo là giành chiến thắng. Đây là một lễ hội tôn vinh võ thuật ít nơi nào có. Vì các võ sĩ ở An Vinh và An Thái thường xuyên chiến thắng ở lễ hội Đổ Giàn nên dân gian truyền lại câu ca “Tiếng đồn An Thái, Bình Khê/ Nhiều tay võ giỏi có nghề tranh heo”.

Anh hào hội tụ

Được đặt chân lên miền đất võ, cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam để biểu diễn võ là niềm tự hào lớn của hầu hết những võ sinh của những đoàn võ của 27 quốc gia và vũng lãnh thổ. Anh Gerard (23 tuổi, người Pháp) môn phái Tinh võ đạo, lần đầu tiên đến Việt Nam háo hức: “Đây là một lễ hội mà rất nhiều môn sinh trong Tinh võ đạo mong muốn tham gia để thể hiện nét độc đáo của môn phái mình. Tôi vinh dự được có mặt trong một Liên hoan có tầm cỡ Quốc tế như thế này”.

“Tuy là lần đầu có mặt tại vùng đất võ nhưng đối với tôi như là chuyến trở về cội nguồn. Dù chúng ta có khác biệt nhau về văn hóa, về tiếng nói, nhưng chúng ta có chung niềm đam mê võ thuật nên giữa chúng ta không có khoảng cách. Được biết, tại Liên hoan lần này sẽ thành lập Ban sáng lập Liên đoàn Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam. Tôi hạnh phúc vì mới lần đầu tham gia mà đã vinh hạnh được đứng dưới mái nhà chung của võ học”, anh Gerard (23 tuổi, người Pháp) môn phái Tinh võ đạo, tâm sự.

Một võ sinh người Bỉ thuộc môn phái Tráng sĩ đạo, người đã từng tham gia Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần III tại Bình Định tâm sự: “Lần trước tôi đến Việt Nam tham gia Liên hoan và cảm nhận được đây là một sân chơi lớn, quy tụ nhiều tài năng nên đây là cơ hội tốt để chúng tôi thi thố và học hỏi lẫn nhau. Bình Định là vùng đất rất hấp dẫn, không chỉ vì có món đặc sản võ mà con người ở đây cũng rất thân thiện nên lần này tôi đến trước một tháng để chờ đợi tham gia Liên hoan”.

Có gái xinh đẹp người Pháp gốc Việt Helene Trần, người đã từng tham gia 2 Liên hoan trước đây, nay cũng về góp mặt trong đoàn Cửu Long võ đạo. Trong chuyến tham quan các làng võ truyền thống ở huyện Tây Sơn, Helene Trần tâm sự: “Lúc còn nhỏ, tôi cùng gia đình sinh sống tại một vùng miền Tây nước Pháp (thành phố Nantes). Khí hậu ở đó lạnh buốt quanh năm nên tôi phải theo cha học võ để đỡ lạnh”. Helene Trần có thành tích 4 năm liền vô địch quyền thuật Việt Nam tại Pháp. Nguyện vọng của cô gái xinh đẹp này là sau khi tốt nghiệp Đại học TDTT tại Pháp, có đủ bằng cấp rồi thì cô sẽ bắt tay vào công cuộc phát triển hơn nữa Cửu Long võ đạo nói riêng, võ thuật cổ truyền Việt Nam nói chung bên trời Tây.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm