| Hotline: 0983.970.780

Trạm Tấu san sẻ đất cho người nghèo

Thứ Hai 11/03/2013 , 10:15 (GMT+7)

Để xóa bỏ tận gốc đói nghèo, huyện Trạm Tấu đã vận động người dân san sẻ đất đai, giúp người nghèo có đất SX…

Trạm Tấu là một trong hai huyện vùng cao nghèo nhất tỉnh Yên Bái. Nguyên nhân đói nghèo của người dân là do thiếu đất SX, phương thức canh tác lạc hậu… dẫn tới việc đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Để xóa bỏ tận gốc đói nghèo, huyện Trạm Tấu đã vận động người dân san sẻ đất đai, giúp người nghèo có đất SX…

Huyện Trạm Tấu có 11 xã và thị trấn, trong đó có 10 xã vùng cao với 5.193 hộ, 28.711 nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm 77% dân số. Do đặc thù của một huyện vùng cao địa hình chia cắt mạnh, nên đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.617 ha, trong đó diện tích lúa ruộng 1.696 ha, phần lớn là ruộng cấy một vụ, năng suất chỉ đạt 38 - 44 tạ/ha, sản lượng lương thực năm cao nhất chỉ đạt 17.800 tấn. Vì thế, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 70%, nhiều hộ thiếu ăn từ 3 - 4 tháng. Nguyên nhân người dân đói nghèo đều do thiếu đất sản xuất, điều kiện canh tác khó khăn, thời tiết lại vô cùng khắc nghiệt, sản xuất phần lớn phụ thuộc vào thời tiết. Để đảm bảo cuộc sống, trong nhiều năm qua người dân đã đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, di dân tự do… cho đến nay tình trạng đó vẫn chưa thể khắc phục.

Giống như ở nhiều huyện vùng cao khác, Trạm Tấu hộ có nhiều đất thì giàu có, hộ thiếu đất nghèo đói quanh năm. Sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư ở vùng cao đang diễn ra mạnh mẽ. Người giàu có nhiều đất là do cha ông để lại hoặc mua lại của người khác.


Người dân xã Bản Mù canh tác trên mảnh đất dốc

Từ năm 2009 Trạm Tấu thực hiện thí điểm san sẻ đất tại xã Bản Mù và Trạm Tấu để rút kinh nghiệm mở rộng ra toàn huyện. Xã Bản Mù có 11.440,56 ha đất SX nông nghiệp, đất lâm nghiệp 10.421,77 ha, đất phi nông nghiệp 151,79 ha, đất chưa sử dụng 7456,6 ha. Kết quả đo đạc, thống kê từng hộ số diện tích điều chỉnh là 1.746 ha, trong đó đất lúa nước 304,91 ha, lúa nương 122,45 ha, đất nương rẫy 306,87 ha, đất rừng SX 304,92 ha, đất chưa sử dụng 21,85 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 656,19 ha… Số hộ nhiều đất của xã Bản Mù là 128 hộ, số hộ thiếu đất là 83 hộ. Xã Trạm Tấu có 815,59 ha đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp 1.850,55 ha, đất phi nông nghiệp 84,39 ha, đất chưa sử dụng 372,99 ha… Diện tích có thể đưa vào sắp xếp điều chỉnh là 1.369,41 ha, trong đó diện tích lúa nước 147,54 ha, nương rẫy 646,9 ha, đất rừng SX 238,91 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 314,91 ha…

Ông Giàng A Hành, Bí thư xã Trạm Tấu cho biết: Xã tôi có 384 hộ, số hộ nghèo chiếm 302 hộ, phần lớn số hộ nghèo này đều thiếu đất SX. Sau khi rà soát và vận động để các hộ tự san sẻ trong gia đình và họ hàng thì có 63 hộ có nhiều đất, 86 hộ thiếu đất cần được san sẻ. Trong ba năm vận động, tổng diện tích xã Trạm Tấu đã san sẻ được hơn 40 ha, trong đó có 0,6 ha ruộng. Gia đình tôi cũng san sẻ 1,7 ha cho hai hộ thiếu đất là gia đình ông Sùng A Dơ, Giàng A Thái đều ở bản Tấu Dưới.

Mặc dù đất là tài sản, là tư liệu SX đặc biệt quí hiếm của người dân vùng cao, sau khi được vận động gia đình ông Lầu Nhà Lâu ở bản Tấu Dưới đã san sẻ hơn 5 ha cho 4 hộ, trong đó có hộ ông Lầu A Hờ, Lầu A Vư, Lầu A Lai, hộ ít 5.000 m2, hộ nhiều trên 1 ha. Việc san sẻ đất của các hộ là do tự nguyện, mặc dù số tiền nhà nước hỗ trợ cho những hộ san sẻ chỉ 15 triệu đồng/ha. Anh Giàng A Lủ cho biết: Nhà mình trước đây ở bản Tấu Dưới cách đây hơn 4 cây số, mình mới chuyển xuống thôn Km14 gần đường để các cháu đi học thuận tiện hơn. Xuống dưới này không có đất SX, mình đổi một mảnh nương cho một hộ, khai hoang được một ít ruộng còn lại thì trồng ngô. Năm nào tốt thì thu được 5 tạ ngô, bán được 3 triệu đồng, toàn bộ số tiền đó dùng để mua thóc ăn. Gia đình ông Sùng A Lù san sẻ cho gia đình một mảnh nương gieo được 4 cân ngô giống…

Như vậy, đến cuối năm 2012 Trạm Tấu đã điều chỉnh, sắp xếp đất SX trên tất cả 11 xã và thị trấn. Có 279 hộ cho đất, 338 hộ nhận đất, với diện tích 155,76 ha. Mặc dù chưa thể thỏa mãn nhu cầu đất SX, nhưng đến nay cơ bản các hộ ở Trạm Tấu đều có đất SX, đây là việc làm chưa từng có trong mấy chục năm qua.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất