| Hotline: 0983.970.780

Trận chiến Vịnh Leyte 1944

Thứ Năm 16/08/2012 , 10:56 (GMT+7)

Đây là trận đánh diễn ra ở các vùng biển của Philippines giữa hải quân, không quân phe Đồng minh với Hải quân Nhật khi mà lợi thế đã chênh lệch hoàn toàn.

Đây là trận đánh diễn ra ở các vùng biển của Philippines giữa hải quân, không quân phe Đồng minh với Hải quân Nhật khi mà lợi thế đã chênh lệch hoàn toàn. Đó là trận hải chiến lớn nhất Thế chiến II và cũng là điểm mốc đánh dấu sự sụp đổ của lực lượng hải quân hùng mạnh Nhật Bản.

>> Midway - Mồ chôn Hải quân Nhật
>> Cuộc truy đuổi gay cấn trên Đại Tây Dương
>> Hải quân Anh - Đức và cuộc chạm trán ở Jutland

Vào cuối năm 1944, sau những cuộc tranh cãi kéo dài, cuối cùng các nhà lãnh đạo phe Đồng minh cũng quyết định hành động để giải phóng Philippines. Mục tiêu lật đổ nền Đệ nhị cộng hòa ở quốc gia này, một chính quyền bù nhìn được dựng lên và chi phối bởi người Nhật.

Cuộc đổ bộ ban đầu diễn ra ở Leyte với lực lượng tác chiến mặt đất của Mỹ do Tướng Douglas MacArthur chỉ huy. Hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng này là Hạm đội 7 do Phó Đô đốc Thomas Kinkaid chỉ huy. Trong khi đó, Hạm đội 3 của Đô đốc William "Bull" Halsey và Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay phản ứng nhanh (TF38) của Phó Đô đốc Marc Mitscher thì neo đậu xa hơn để làm nhiệm vụ bảo vệ. Đúng theo kế hoạch đề ra, cuộc đổ bộ lên đảo Leyte bắt đầu vào ngày 20/10/1944.

Nhận thức được ý đồ của người Mỹ tại Philippines, Đô đốc Soemu Toyoda, chỉ huy Hạm đội liên hợp của Hải quân Nhật khi đó đã vạch ra kế hoạch Sho-Go 1 để ngăn chặn cuộc xâm nhập. Đây là kế hoạch có sự tham gia của gần như toàn bộ lực lượng còn lại của Hải quân Nhật lúc đó đang yếu thế trước phe Đồng minh và được chia thành 4 nhóm khác nhau.

Mũi tấn công đầu tiên là ở phía Bắc, do Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa chỉ huy với trang bị là tàu sân bay Zuikaku và các tàu sân bay hạng nhẹ Zuiho, Chitose và Chiyoda. Do thiếu phi công và máy bay trầm trọng nên tàu Ozawa đã được Đô đốc điều ra xa làm nhiệm vụ nhử mồi Hạm đội 3 của Halsey.

Theo kế hoạch của Nhật, sau khi Hạm đội 3 của Đô đốc Halsey bị dụ đi xa, 3 mũi tấn công riêng biệt còn lại sẽ tiếp cận từ phía tây để chặn đường và phá hủy cuộc xâm nhập của Mỹ. Mũi lớn nhất là lực lượng trung tâm do Phó Đô đốc Takeo Kurita chỉ huy với 5 tàu chiến (bao gồm 2 siêu thiết giáp hạm Yamato và Musashi) và 10 tàu tuần dương hạng nặng. Nhiệm vụ của mũi này là di chuyển qua eo biển San Bernardino tiến vào biển Sibuyan.

Hỗ trợ cho Phó Đô đốc Kurita là 2 mũi tấn công nhỏ hơn do các Phó Đô đốc Shoji Nishimura và Kiyohide Shima chỉ huy. Họ cùng nhau tạo thành 2 hướng tấn công từ hướng Nam và tiến đến đảo Leyte qua eo biển Surigao.

Đây là trận đánh mà lực lượng 2 phe rất chênh lệch. Mỹ huy động vào trận đánh này tới 30 tàu sân bay, 20 tàu tuần dương hạm, 104 tàu phóng ngư lôi, 47 tàu ngầm và hàng trăm tàu quét mìn, tàu đổ bộ, vận tải. Trên 30 tàu sân bay của Mỹ có tới 1.280 máy bay tiêm kích. Trong khi phía Nhật chỉ có 12 tàu sân bay, 19 tàu tuần dương hạm, 33 tàu khu trục và khoảng 500 máy bay.

Bắt đầu từ ngày 23/10, trận đánh vịnh Leyte ở biển Philippines chính thức bắt đầu và có tổng cộng 4 lần giao chiến giữa lực lượng Đồng minh và Hải quân Nhật Bản. Cuộc giao tranh đầu tiên kéo dài trong 2 ngày 23 và 24/10 và diễn ra trên vùng biển Sibuyan. Lực lượng trung tâm của Phó Đô đốc Kurita đã bị tấn công bởi các tàu ngầm Mỹ là USS Darter và USS Dace.

Sau khi giao chiến, thiết giáp hạm Musashi cùng với 2 kì hạm khác của Phó Đô đốc Kurita là Atago và Maya cùng một số tàu khác đã bị hư hỏng. Sau khi chuyển cờ sang tàu Yamato, Kurita nhanh chóng rút khỏi khu vực hoạt đông của các máy bay ném bom Mỹ nhưng đã quay lại lộ trình cũ vào đêm ngày 23/10. Về phía Mỹ, họ đã mất tàu sân bay hộ tống USS Princeton do các máy bay ném bom từ đất liền của Nhật.

Đêm 23, hai mũi tấn công phía Nam được dẫn đầu bởi Phó Đô đốc Nishimura tiến qua eo biển Surigao. Tại đây đã xảy ra cuộc va chạm thứ 2 giữa lực lượng phía Nam của Nhật với các tàu khu trục và tàu ngư lôi hạng nhẹ của quân Đồng minh. Khi đang tiến qua eo biển Surigao để sang phía Bắc, họ đã gặp phải 6 tàu chiến Mỹ (đa số có mặt trong trận Trân Châu Cảng trước đó) và 8 tàu tuần dương thuộc Lực lượng hỗ trợ của Hạm đội 7 do Chuẩn Đô đốc Jesse Oldendorf chỉ huy.

Sau khi vượt qua đội hình chữ T của cánh tấn công phía Nam (Hải quân Nhật), các tàu của Oldendorf đã đánh đắm 2 tàu chiến Nhật là Yamashiro và Fuso, 1 tàu tuần dương hạng nặng Mogami. Đồng thời buộc phần còn lại của hạm đội do Nishimura chỉ huy phải rút lui.

Sáng sớm 24, các trinh sát từ Hạm đội 3 của Đô đốc Halsey phát hiện ra tàu Ozawa, tin rằng mũi tấn công của Kuria đã rút lui, Halsey đã điện báo cho Đô đốc Kinkaid thông báo việc đuổi theo các tàu sân bay Nhật lên phía Bắc. Quá hiếu chiến, Halsey đã kéo cả hạm đội đuổi theo các đoàn tàu Ozawa và bỏ bê việc bảo vệ từ xa cho Hạm đội 7 của Kinkaid.

Trong cuộc chiến vịnh Leyte, Nhật Bản mất 4 tàu sân bay, 3 tàu chiến, 8 tuần dương hạm, và 12 tàu khu trục và hơn 10.000 thủy thủ. Phe Đồng minh thiệt hại nhẹ hơn nhiều, bao gồm 1.500 người thiệt mạng, 1 tàu sân bay hạng nhẹ, 2 tàu sân bay hộ tống, 2 tàu khu trục, 1 tàu khu trục hộ tống.

Sáng ngày 25, các máy bay từ Hạm đội 3 của Halsey bắt đầu tiếp cận được đội tàu Ozawa và nã đạn, bom vào chúng. Rất nhanh chóng, 4 tàu sân bay thuộc đội Ozawa đã bị đánh đắm. Kế hoạch của Toyoda đã hoàn toàn thành công, nó đã dụ được Hạm đội 3 của Halsey đi xa và khi Đô đốc người Mỹ nhận ra điều đó thì đã muộn. Ngay lập tức Halsey quay bánh lái về hướng Nam và tăng hết tốc lực. Trong khi đó Hạm đội trung tâm của Nhật do Phó Đô đốc Kurita chỉ huy đang tiến về Leyte và chạm trán Hạm đội 7 của Phó Đô đốc Thomas Kinkaid.

Nhanh chóng, Kurita thiết lập đội hình và cho các máy bay chiến đấu cất cánh. Đối mặt với quân Nhật, các tàu hộ tống của Hạm đội 7 bắt đầu bỏ trốn để lại các khu trục dũng cảm chống trả. Khi cận chiến, ưu thế đã nghiêng về phía quân Nhật nhưng với sự tỉnh táo của mình, Kurita nhận ra họ sẽ không thể tiếp tục chiến đấu khi Hạm đội 3 của Halsey quay về. Chính vì thế, ông đã ra lệnh rút lui an toàn cho hạm đội của mình và trận đánh Leyte kết thúc.

Đây là một trận đánh đem lại tổn thất vô cùng lớn cho Hải quân Nhật Bản và từ đó trở đi họ không còn tham gia bất kì cuộc chiến quy mô trên biển nào nữa. Một thông tin thú vị khác, đây là trận đánh đầu tiên mà các máy bay Nhật thực hiện kiểu tấn công tự sát (kamikaze) bằng cách lao thẳng vào kẻ thù một cách có tổ chức và tổng số máy bay của Nhật còn kém xa lượng tàu bè của phe Đồng minh.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm