| Hotline: 0983.970.780

Tràn dầu, người nuôi cá lồng khốn đốn

Thứ Ba 09/07/2013 , 09:24 (GMT+7)

Theo điều tra của ngành chức năng, sự cố dầu tràn phát xuất từ vùng biển bán đảo Hải Minh thuộc phường Hải Cảng. Do ảnh hưởng của dầu tràn, gần 80 hộ nuôi cá lồng ở địa phương này lập tức lâm cảnh khốn đốn.

Vào lúc 1 giờ sáng ngày 7/7, chẳng biết từ đâu một số lượng dầu rất lớn tràn khắp vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) trên địa bàn phường Hải Cảng. Đến chiều ngày 8/7, dầu loang đến vùng biển phường Gềnh Ráng. Hàng nghìn con cá nuôi trong lồng đã bị chết oan uổng.

Theo điều tra của ngành chức năng, sự cố dầu tràn phát xuất từ vùng biển bán đảo Hải Minh thuộc phường Hải Cảng. Do ảnh hưởng của dầu tràn, gần 80 hộ nuôi cá lồng ở địa phương này lập tức lâm cảnh khốn đốn.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, trên bán đảo Hải Minh có 79 hộ nuôi cá lồng gồm các đối tượng: cá chẽm, cá hồng, cá mú…, nhiều nhất là cá bóp. Sau khi sự cố tràn dầu xảy ra, sáng ngày 8/7, UBND tỉnh Bình Định đã thành lập đoàn công tác gồm các cơ quan chức năng tiếp cận hiện trường.


Dầu tràn do những hộ nuôi cá lồng thu gom được

Báo cáo nhanh của UBND phường Hải Cảng, đến chiều 8/7, trong những lồng cá nuôi tại bán đảo Hải Minh đã có 8.000 con cá chẽm 3 tháng tuổi bị chết. Số cá còn sống trong lồng cũng đang ngắc ngoải.

Vẻ mặt buồn thiu, ngư dân Phan Thành Đồng (46 tuổi) 1 hộ nuôi cá ở khu vực 7, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết: “Cách đây hơn 2 tháng gia đình tôi thả 15 ngàn cá chẽm giống ở 12 lồng nuôi. Đến thời điểm phát hiện dầu tràn vào bè cá là còn khoảng trên 8.000 con. Chi phí giống và thức ăn cho cá lên đến hơn 150 triệu đồng, chưa tính công, nay toàn bộ cá đã chết gần hết”.

Quan sát, các lồng nuôi cá của hộ anh Đồng, nhiều lồng cá chết nổi trắng, có lồng cá tróc vảy nổi lên lờ đờ trên mặt nước. Đặc biệt, khi kéo thử một lồng cá lên thì toàn bộ số cá đã chết chìm ở dưới chưa nổi lên, số khác đang ngắc ngoải.

Trước tình hình trên, anh Phan Trung Hải (42 tuổi) lo bấn lên vì đang nuôi hơn 20.000 con cá các loại như cá bóp, cá hồng, cá mú, cá chẽm, cá dìa và hơn 60 vạn con hàu trên 300 m2 diện tích nước. Trong đó, có khoảng 7.000 con cá bóp 7 tháng tuổi, đã nặng 4- 5kg đang chuẩn bị cho thu hoạch giá trị lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Anh Hải lo lắng cho biết: “Chỉ riêng số lượng cá bóp nếu bị ảnh hưởng chết thì gia đình phải thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Hiện chưa thấy cá chết hàng loạt, chỉ vài con cá nhỏ chết lác đác, nhưng quan sát thấy cá bơi chậm và không nổi lên mặt nước nên gia đình rất lo lắng.

Có lẽ cá của gia đình tôi đã lớn, sức đề kháng cao hơn nên chưa chết. Tuy nhiên, nếu cá lên đớp mồi dầu sẽ dính vào mang, xuống đường ruột hủy hoại dần thì khoảng 3 ngày sau thì cũng sẽ đi tong”.


Cá chết do sự cố dầu tràn tại bán đảo Hải Minh

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định, cho biết: “Cá nuôi lồng ăn thức ăn nổi trên mặt nước, sau khi sự cố tràn dầu xảy ra, ngoài số lượng cá đã bị chết, số còn lại cũng bị sốc dầu nên đang bị yếu dần. Thậm chí những người nuôi ở Hải Minh không dám cho cá ăn nữa vì sợ cá đớp phải dầu lại tiếp tục chết.

Ngoài thiệt hại trước mắt, về lâu về dài, nếu những lồng cá thoát chết trong đợt này thì cá sẽ bị chậm phát triển vì “mất ăn” trong nhiều ngày và bị sốc dầu. Ngành chức năng đang khuyến cáo người nuôi nên mua cá vụn về chặt khúc, thả chìm xuống nước để cá ăn đủ bữa, nhưng không dính phải dầu tràn”.

Cũng theo ông Tâm, để tự cứu mình, những hộ nuôi cá lồng ở Hải Minh đang ra sức may bao nilon làm phao nổi vây quanh vùng biển đang nuôi cá để ngăn chặn dầu tràn vào gây hại cho cá trong các lồng nuôi. Hoặc vừa dùng vòi nước xịt vừa đẩy dầu bám vào lưới để dễ vớt dầu, vừa tạo ôxi cho cá thở.

Trong suốt ngày 8/7, trước nguồn tin của người dân địa phương cho rằng có 1 chiếc tàu bị chìm trong vùng biển thuộc khu vực bán đảo Hải Minh, UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với UBND TP Quy Nhơn thuê thợ lặn kiểm tra vùng biển này nhưng không phát hiện có tàu chìm.

Chiều ngày 8/7, ông Lê Minh Luận, Phó GĐ Sở TN-MT tỉnh Bình Định, cho hay: “Hiện nguyên nhân gây dầu tràn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, số dầu tràn trên biển tuy là dầu cặn nhưng nếu bán ra thị trường thì vẫn có giá cao. Do đó, đây có lẽ là 1 “thương vụ” mua bán dầu trên biển nhưng gặp sự cố nên để tràn ra ngoài. Sau khi gây ra sự cố, những tàu mua bán kia biến mất nên giờ truy tìm cho ra tung tích là điều không dễ”.

Hiện nay, UBND TP Quy Nhơn vận động nhân dân trong vùng biển bị ảnh hưởng ra quân dọc bờ biển vớt dầu tràn nhằm ngăn chặn dầu loang rộng.

“Chiều 8/7, UBND tỉnh Bình Định đã họp khẩn cấp với sự tham gia của các ngành kiên quan nhằm bàn giải pháp khắc phục sự cố tràn dầu. Hiện Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Định đang vào cuộc điều tra nguyên nhân. Sáng ngày 9/7, nếu dầu không còn dạt vào bờ, chính quyền địa phương sẽ vận động nhân dân đi thuyền thúng ra xa bờ biển để tiếp tục thu gom dầu”, ông Lê Minh Luận, Phó GĐ Sở TN-MT tỉnh Bình Định, cho biết thêm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm