| Hotline: 0983.970.780

Trăn trở nông nghiệp, nông thôn

Thứ Năm 13/06/2013 , 09:32 (GMT+7)

PV NNVN đã có cuộc nói chuyện bên lề Quốc hội với một số đại biểu trăn trở về nông nghiệp, nông thôn.

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa - TP.HCM: Giải pháp mấu chốt là ứng dụng KH- CN vào sản xuất

Ông đánh giá thế nào về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài?

Các doanh nghiệp đầu tư FDI là tập đoàn nước ngoài có mặt trên toàn cầu, họ ứng dụng KHCN và tổ chức qui trình sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) của chúng ta rất nhỏ bé. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì giá thành sản xuất cao nên chúng ta cạnh tranh không lại.

Ngay yếu tố thu mua đầu vào cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp TĂCN VN vì vậy Bộ NN-PTNT cần phải có giải pháp để giúp các doanh nghiệp TĂCN quy mô nhỏ và vừa có thể đứng được, cạnh tranh được. Nếu chúng ta không có giải pháp thì dần dần số lượng doanh nghiệp TĂCN của chúng ta sẽ thu hẹp lại và như vậy chúng ta sẽ bị lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài.

Sau câu trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát về giải pháp thúc đẩy sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam, ông có ý kiến gì thêm?

Giải pháp mấu chốt là đưa KH-CN vào sản xuất và tổ chức chuyển giao ứng dụng KH-CN cho nông dân. Có thể do thời gian hạn chế nên câu trả lời của Bộ trưởng không thật chi tiết, cũng chưa xác định rõ lộ trình cụ thể trong nhóm giải pháp, Bộ trưởng chỉ cho biết là đang thực hiện chuyển giao công nghệ.

Theo tôi, Bộ NN-PTNT phải phát huy vai trò của các Viện nghiên cứu đầu ngành, làm sao cải tiến được chất lượng con giống, cải tiến được chất lượng cây trồng. Ví dụ, chúng ta đang phải nhập đậu tương do năng suất của chúng ta không cao so với các nước trên thế giới, vì vậy vai trò của các Viện nghiên cứu đầu ngành nông nghiệp là phải tạo ra được giống đậu tương có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam và nhanh chóng chuyển giao cho nông dân.

Còn một khó khăn nữa là khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nông dân rất thấp nên Bộ NN-PTNT cũng cần có giải pháp giúp nông dân tiếp nhận ứng dụng KH-CN như thành lập các tổ đội sản xuất, các HTX và đưa cán bộ KHKT về với dân. Tức là vừa phải phát huy vai trò của các Viện nghiên cứu vừa tổ chức bộ máy ở phía dưới, sát với dân đặc biệt là tăng cường đội ngũ kỹ sư nông nghiệp nhằm thực hiện chuyển giao.

Hiện nay nông dân còn tự phát trong việc đi tìm giải pháp công nghệ. Kinh nghiệm thực tiễn triển khai cánh đồng mẫu lớn ở An Giang và một số tỉnh miền Tây cho thấy đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư nông nghiệp chính là người bạn hết sức quan trọng của nông dân. Tôi nghĩ rằng Bộ NN-PTNT cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và đưa nguồn nhân lực đó về với nông dân, nông thôn. Tất cả những việc trên đều đòi hỏi vai trò của Nhà nước. 

ĐB Trần Hoàng Ngân - TP.HCM: Tại sao ngành nông nghiệp không được vay lãi suất 6%?

Hiện nay nếu để nông dân buồn chán, bỏ ruộng thì sẽ thiếu lương thực, bỏ chăn nuôi thì sẽ thiếu thực phẩm trong tương lai. Bài học từ 2008 – 2010 cho thấy giá lương thực, thực phẩm tăng cao là lạm phát cao lập tức, cho nên nếu không giải quyết tốt nguồn cung lâu dài về lương thực, thực phẩm thì nguy cơ lạm phát trở lại là rất lớn.

Ngành nông nghiệp phải đặt trong bối cảnh sản xuất hiện đại, tức là phải có dự báo, có chiến lược, có quảng bá thương hiệu và đi liền với đó là nhiều hoạt động hỗ trợ cho nông nghiệp. Tôi mong hỗ trợ trực tiếp đến tay người nông dân, mới kích cầu được tiêu dùng. Bộ trưởng phải có những gói giải pháp giống như bên ngành xây dựng.

Tại sao ngành nông nghiệp không được vay lãi suất 6%/năm mà ngành xây dựng, VLXD lại được vay 6%/năm, đó là điều không bình thường, không hợp lý. Trong khi nông nghiệp là cứu cánh, 67% dân số sống ở nông thôn, 47,5% là lao động nông nghiệp.

Giữ vai trò then chốt như vậy, đóng góp cho xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát thì tại sao lại không được hưởng lãi suất tương tự? 

ĐB Trần Ngọc Vinh – Hải Phòng: Tôi đồng tình với Bộ trưởng Cao Đức Phát

Tôi cũng khá đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát nhưng có một số điểm Bộ trưởng chưa làm rõ. Như vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giá cả những mặt hàng nông nghiệp… đều là những vấn đề không mới, đã được bàn tới trong rất nhiều năm, nhiều kỳ nhưng chuyển biến rất chậm.

Những vấn đề này tưởng rất dễ nhưng lại tồn tại kéo dài, đề nghị phải có biện pháp hữu hiệu. Những biện pháp được Bộ trưởng đưa ra chưa khắc phục được tình trạng này một cách quyết liệt. Nếu Bộ vẫn thực hiện những biện pháp như hiện giờ thì đến kỳ họp sau, chắc sẽ lại có chất vấn. 

ĐB Lê Đình Khanh - Hải Dương: Cần tăng cường đầu tư chế biến

Giá nông sản bấp bênh là do đầu ra không ổn định. Để sản xuất nông nghiệp bền vững chúng ta cần phải đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín như các doanh nghiệp nước ngoài, ứng dụng nhiều công nghệ trong chế biến sản phẩm nhằm tạo sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.

Nông sản qua chế biến có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì sẽ đảm bảo được đầu ra, làm gia tăng giá trị sản phẩm và người nông dân có thể hưởng lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay việc làm sao huy động được nguồn lực để đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng KH-CN, đầu tư cho dây chuyền sản xuất chế biến là việc vô cùng khó.

Ông Triệu Là Phan – Hà Giang: Hãy hỗ trợ trực tiếp

Nhiều đại biểu QH băn khoăn về biện pháp hỗ trợ cho nông dân, theo ông cách hỗ trợ như thế nào để nông dân được hưởng lợi nhiều nhất?

Với miền núi, hỗ trợ trực tiếp là tốt nhất. Ví dụ như Chính phủ có thể hỗ trợ về giống lúa, phân bón hay vật tư nông nghiệp chứ đồng bào ở vùng sâu, vùng cao mà hỗ trợ tiền cho dân thì không hợp lí.

Việc mua bán, tiếp cận thị trường rất hạn chế, ra ngoài không thể phân biệt được loại giống nào tốt, vật tư nào thì tốt. Phân bón trên thị trường rất nhiều loại, hàng giả có, hàng kém chất lượng có… Vậy nên hỗ trợ trực tiếp do một đơn vị nào đó chịu trách nhiệm cung ứng thì người dân tin tưởng hơn rất nhiều.

Ông đánh giá thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát?

Các phương án của Bộ trưởng cũng rất hợp lý. Tôi mong muốn Bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo theo đúng phương án mình đã đưa ra.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm