| Hotline: 0983.970.780

Trần Văn Anh thực sự làm việc cho ai, phản bội bên nào? - bí ẩn khó giải mã!

Thứ Tư 24/05/2017 , 09:47 (GMT+7)

Chính Cleveland đã cảm thấy nghi ngờ Leung, kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi nghe một số cuộn băng ghi âm lén. Ông ta nhận ra giọng Katrina Leung và báo với sếp trực tiếp của cô Leung là James J Smith, người hứa sẽ cho điều tra.

13-03-15_563542175
Katrina Leung hay Trần Văn Anh trong một lần trả lời báo chí sau cáo buộc của FBI, năm 2003 (Ảnh: Getty Images)

Mãi đến khi Smith về hưu và các quan chức khác của FBI bắt đầu điều tra về Katrina Leung, lần ngược lại dòng thời gian và các dấu vết. Họ đã quay được cảnh Katrina Leung và James J Smith quan hệ tình dục trong một khách sạn và cả hai đã bị FBI mời về thẩm vấn, theo Guardian.
 

Bị gài?

Nhà Katrina hay cô Trần bị FBI xới tung và cơ quan này tuyên bố đã tìm thấy các tài liệu có tên của các nhân vật “chỉ điểm” (nguồn tin) người Trung Quốc làm việc cho FBI cũng như danh sách các đặc vụ của cơ quan này. Trong két sắt của Trần còn có tài liệu liên quan đến vụ việc của Peter Lee, cựu sỹ quan trong quân đội Mỹ, người năm 1997 đã thú nhận tội chuyển thông tin mật cho phía Trung Quốc.

Hóa ra cô Trần có tới 16 tài khoản ngân hàng ở Hong Kong và Trung Quốc và cô đã nhận 100.000 USD từ người Trung Quốc, bởi vì, theo các tài liệu của tòa án, cô Trần giải thích rằng đó là vì Chủ tịch Trung Quốc Dương Thượng Côn “thích cô”. Tháng 4/2003, cô Trần và ông Smith bị bắt. Ông Smith bị cáo buộc “cẩu thả, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông này được tự do sau khi nộp 250.000 USD tiền bảo lãnh.

FBI cố gắng thuyết phục tòa không cho phép cô Trần được nộp tiền để tại ngoại bằng việc trưng ra một đoạn ghi âm, trong đó cô Trần được cho là đang mặc cả với một đặc vụ để cô “biến mất”.

FBI nói mặc dù họ biết nhiều chuyến đi về Trung Quốc của cô Trần, cô đã không nói cho họ biết ít nhất là 15 chuyến đi nước ngoài trong thời gian cô làm việc cho FBI.

Gia đình cô Trần nói cô bị gài bẫy. “Khi Katrina có cơ hội kể đầy đủ câu chuyện, các bạn sẽ biết cô ấy đã FBI lạm dụng và bôi nhọ. Cô ấy trung thành và là người Mỹ yêu nước và cô ấy không phạm tội gì chống lại nước Mỹ”, họ nói trong một tuyên cáo.
 

Hành trình tới Mỹ

Cô Trần tới Mỹ vào năm 1970, sử dụng một hộ chiếu do Đài Loan cấp. Hộ chiếu này cho biết cô sinh năm 1954 ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc. Cô học đại học ở Mỹ và có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước.

Trong thời gian này, khi còn là sinh viên, Leung được FBI liên lạc. Rồi cô trở thành chủ tịch một ủy ban liên kết giữa thành phố Los Angeles và Quảng Châu. Năm 1982, cô Trần được đặc vụ Smith đưa vào hoạt động trong mạng lưới của FBI với bí danh “cô hầu phòng”.

Tháng 3/1984, cô Trần trở thành công dân Mỹ với sự giúp đỡ của Smith, lúc này đã là nhân tình của cô. FBI đã xây dựng một kế hoạch để cô Trần được Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) tuyển mộ, làm điệp viên hai mang cho Mỹ. Tháng 6/1984, cô Trần được MSS tuyển vào vì cho rằng cô là nguồn tin cấp thấp tại văn phòng của FBI ở Los Angeles. Cô Trần bắt đầu nhận tiền từ FBI chi trả cho các khoản chi phí (chủ yếu là cho các chuyến bay đi bay về Trung Quốc). Trong giai đoạn 1985-1990, cô Trần trở thành khuôn mặt nổi bật và có mối quan hệ qua lại giữa hai bờ Thái Bình Dương. Trong thời gian này, cô Trần, lúc đó mới qua tuổi 30, đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Dương Thượng Côn và ông Dương trở thành người đỡ đầu cho cô.

Tháng 6/1990, FBI biết được cô Trần đã tiết lộ cho các quan chức của MSS sự tồn tại và địa điểm thực hiện của các chương trình phản gián của FBI. Cô bị thẩm vấn và nói một cấp trên trong MSS biết cô là điệp viên hai mang nên đã ép cô khai ra nhiều thông tin khác.

Tháng 4/1991, FBI có được một đoạn ghi âm đối thoại giữa một phụ nữ tự xưng là họ La và một quan chức tình báo Trung Quốc tự xưng là họ Mao. Đặc vụ William Cleveland, một trong hai chỉ huy trực tiếp của cô Trần được đưa tới để nghe cuốn băng và ông ta ngay lập tức nhận ra giọng cô Trần. Trong câu chuyện, cô Trần cung cấp thông tin chi tiết lịch trình một chuyến đi sang Trung Quốc của Cleveland và Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ngày 9/4/2003, các nhân viên của Bộ Tư pháp Mỹ đã bắt giữ Katrina Leung hay Trần Văn Anh và buộc tội cô “đánh cắp thông tin về quốc phòng của Mỹ phục vụ lợi ích của nước ngoài”. Cô Trần không bị buộc tội phản quốc hay tội làm gián điệp vì các công tố viên không thu thập đủ bằng chứng.

Ngày 16/12/2005, cô Trần thừa nhận hành vi dối trá với FBI và tội làm giấy tờ giả. Cô bị phạt ba năm tù treo, 100 giờ lao động công ích và đóng tiền phạt 10.000 USD.

Tuy vụ án khép lại nhưng vẫn còn đó những câu hỏi: Trần Văn Anh thực sự là ai, và cô thực sự làm việc cho ai, đã phản bội bên nào? Cho đến nay, đó vẫn là những bí ẩn khó giải mã.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất