| Hotline: 0983.970.780

Trắng đêm canh nước

Thứ Năm 05/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Công việc ấy đã quá quen thuộc với những công nhân, cán bộ thủy lợi các vùng ven biển nhưng lại khá lạ lẫm với rất nhiều người.

Hì hụi kéo cống trong đêm

1 giờ sáng ngày 4/2, trời tối đen như mực. Gió biển lạnh lạnh thấu xương như những mũi tên băng đâm vào da thịt. Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi dẫn đầu đi thị sát hoạt động lấy nước vùng triều tại vùng biển Hải Hậu (Nam Định).

Trước đó, hàng chục công nhân cụm thủy nông Tân Phương (Cty MTV KTCTTL Hải Hậu) đã leo lên cống Múc 2 (thuộc địa phận xã Hải Chung) để chuẩn bị nâng cống đón nước triều dâng. Định kỳ 20 phút, một người đàn ông lại cúi xuống cửa cống lấy mẫu nước rồi đem vào gian nhà phía trong đê đo nồng độ mặn.

Cụm trưởng cụm thủy nông Tân Phương, Đỗ Như Hùng chia sẻ: "Lấy nước vùng triều chẳng khác nào “tát nước theo mưa”. Nước dâng lên, hạ xuống phụ thuộc vào con nước, con nước lại theo tuần trăng, tuần trăng thường về đêm nên đỉnh triều đa phần rơi vào thời điểm trời tối đen như mực. Nếu không tranh thủ thời cơ mở cống đưa nước vào nội đồng, chờ đến sáng, khi mực nước đã kiệt thì vứt đi.

Tháng này là tháng Chạp, dân gian có câu “Lục chạp, sơ thất, nhị thập nhất” (tức mùng 7 và 21 bắt đầu sinh con nước). Đến khoảng con nước thứ 10 là nước triều đạt đỉnh. Trong khoảng nửa tháng này, chúng tôi phải cắt cử người trực đêm liên tục để lấy nước. Để kéo một cánh cống nặng 3 tấn cho nước vào nội đồng, cần phải có 4 - 5 người, kéo liên tục trong vòng 30 - 40 phút mới hoàn thành. Do vậy, đây là công việc rất vất vả”.

Nhằm bảo đảm tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện, Bộ NN-PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm thời gian lấy nước đợt 2 và đợt 3 tổng cộng 3 ngày (đợt 2 giảm 2 ngày, đợt 3 giảm 1 ngày), cụ thể như sau: Đợt 2 từ 0 giờ ngày 30/1/2015 đến 24 giờ ngày 5/2/2015 (7 ngày); đợt 3 từ 0 giờ ngày 13/2/2015 đến 24 giờ ngày 16/2/2015 (4 ngày).

Nếu không có các hồ thủy điện xả nước, tình trạng xâm nhập mặn cao nên không thể mở cống lấy nước vào kênh. Hiện tại mỗi ngày cụm thủy nông Tân Phương có thể lấy nước qua cống từ 3 - 5 tiếng để bổ sung vào hệ thống.

Đến nay, huyện Hải Hậu đã cơ bản hoàn thành việc đổ ải với diện tích khoảng 11 ha, 6 xã thuộc huyện Trực Ninh cũng lấy được đủ nước . Việc lấy nước hiện nay sẽ phục vụ cho tưới dưỡng lúa sau này. Theo lịch chung, tỉnh Nam Định sẽ bắt đầu gieo cấy từ ngày 22/2 (mùng 3 Tết Nguyên đán trở đi).

Rút 3 ngày xả nước

Ông Nguyễn Phùng Hoan, GĐ Sở NN-PTNT Nam Định thông tin: "Đợt lấy nước lần 2 có ý nghĩa quyết định nhất đối với SX nông nghiệp của tỉnh Nam Định trong vụ đông xuân. Do đó, chúng tôi tập trung cao độ cho đợt lấy nước lần này. Hiện tại toàn tỉnh có 87,5% diện tích gieo cấy đã có nước, đặc biệt các huyện phía nam của tỉnh đã đạt 96% diện tích đủ nước.

Tổng cục Thủy lợi dự kiến sẽ rút thời gian xả nước các hồ thủy điện 3 ngày (trong đó đợt 2 là 3 ngày và đợt 3 là 1 ngày). Năm nay việc lấy nước thuận lợi hơn mọi năm, do đó đề nghị Bộ NN-PTNT rút ngắn thời gian xả nước. Bởi ngày nay nước là tài nguyên, là tiền bạc. Rút 1 ngày xả nước là tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng".

nh-2105103687
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra công tác lấy nước trong đêm

Ông Hoan cũng lưu ý: Năm nay có đặc thù là thời gian nghỉ Tết rất dài, khoảng 9 ngày. Và thời gian này cũng trùng vào thời điểm gieo cấy lúa xuân. Ở Nam Định, mạ được gieo vào xung quanh tiết lập xuân, tức mùng 4 - 5/2 là hoàn thành. Các xã có diện tích gieo sạ sẽ hoàn thành xuống giống dịp tết. Ngành nông nghiệp đã xác định tư tưởng “vừa SX vừa ăn tết”. Sở NN-PTNT đã có kế hoạch phân công cán bộ trực, nắm bắt tiến độ và chỉ đạo SX ở địa phương rất kịp thời.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh: Ban đầu, Bộ NN-PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ ĐX 2014-2015, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 đợt, tổng cộng 19 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, điều kiện về nguồn nước trong đợt 1 và các ngày đầu đợt 2 khá thuận lợi, tiến độ lấy nước được thực hiện nhanh hơn so với dự kiến.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

Sapoche Mexico chịu được mặn 5 - 6‰, hiệu quả gấp 3 lần giống bản địa

TIỀN GIANG Ông Trần Văn Khả (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là nông dân tiên phong ở địa phương trồng giống sapoche Mexico cho hiệu quả kinh tế cao.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất