| Hotline: 0983.970.780

Trang trại cút có thương hiệu xanh

Thứ Hai 09/08/2010 , 13:52 (GMT+7)

Chủ trang trại Nguyễn Hồ tự hào khoe ông vừa nhận được chứng nhận “Thương hiệu xanh thân thiện” năm 2010, của Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam cấp...

Trại được xây dựng theo công nghệ mới
Trang trại Nguyễn Hồ (ấp Long Bình, xã Long An, Châu Thành - Tiền Giang) hiện có hai dãy nhà nuôi chim cút, mỗi dãy nuôi 15.000 con. Thức ăn cho cút được pha trộn 1 loại men sinh học hiện đại của Mỹ. Nhờ đó, cút ít bệnh, gần như không bệnh, nên không tốn tiền kháng sinh trị bệnh.

Sản phẩm cút nuôi có thêm chứng nhận thực phẩm an toàn, vệ sinh, không dư lượng kháng sinh. Men trộn thức ăn có 4 ưu điểm giúp cút có khả năng kháng bệnh: bắt giữ nấm mốc tạo độc tố trong thức ăn; kiềm chế mùi hôi; giúp mau tiêu, tiêu hóa hết thức ăn; hạn chế vi khuẩn đường ruột. Các cơ sở nuôi cút hiện nay cũng nhiều; nhưng nuôi theo quy trình hiện đại như ông thì hiếm. Quy trình này đòi hỏi 2 điều kiện: vệ sinh an toàn thực phẩm và nuôi công nghiệp. Với 30.000 con, chỉ 2 người chăm sóc, hàng ngày có ghi biểu đồ theo dõi.

Ông Nguyễn Hồ đang xây mới dãy nhà dài 75m, ngang 3m, sức chứa 20.000 con, theo tiêu chuẩn công nghệ mới hiện đại. Trại mới, trần lợp la phông, hai bên phủ bạt cuốn, có thể quay lên, xuống khi cúp điện, để lấy gió ngoài. Giữa trại có một quạt hút lớn lấy khí nóng ra; bù lại hai đầu thiết kế bộ lọc nước “tàn ong”, lấy gió bên ngoài qua bộ lọc, nhằm điều chỉnh không khí trong trại, tương tự khí hậu bên ngoài. Kiểu chuồng trại này làm cút ít dịch bệnh. Xong trại này, ông sẽ dời cút qua, rồi tiếp tục xây dựng hai trại còn lại. Ông khoe, nếu xong 3 trại, tôi sẽ có “một trang trại nuôi cút đúng chuẩn, kiểu các trang trại hiện đại ở Thái Lan”.

Chuyện vệ sinh môi trường, ông tự hào khoe ông vừa nhận được chứng nhận “Thương hiệu xanh thân thiện” năm 2010, của Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam cấp. Toàn bộ phân cút không để rơi xuống ao hồ, làm ảnh hưởng vệ sinh nguồn nước, môi trường. Dưới đáy chuồng, ông lót vôi trộn mạt cưa để khi phân rớt xuống mau khô, không dơ và trong vài ngày, sẽ được hốt sạch làm phân chuồng, bán cho người miền Đông trồng cao su hoặc cung cấp nông trường mía Tân Phước. Mỗi ngày cút ăn 1 tấn thức ăn sẽ thành 1 tấn phân, được khoảng 300.000 đồng/tấn. Vậy là thêm nguồn lợi; đồng thời giữ sạch môi trường. Nhờ vậy, không gian chuồng trại không hôi. Cơ sở ông nuôi cút lấy trứng. Nuôi cút đẻ khoảng 45 ngày; lấy thịt chỉ 30 ngày. Cút quá lứa thì loại, bán 30.000 - 40.000/kg.

Mỗi năm, có 3 tháng rớt giá. Vì vậy, ông gấp rút tính chuyện trứng đóng lon. Ông kết hợp với Viện Rau quả đông lạnh Tiền Giang thực hiện thành công sản phẩm trứng đóng hộp, bảo quản 2 năm. Hiện đang chờ thêm thời gian kiểm tra và giấy chứng nhận sản xuất đại trà. Như vậy, khi rớt giá thì đóng lon, vừa lợi giá, vừa làm trứng không tiếp tục rớt giá. Giá trứng lạt khoảng 3.200 đồng/10 trứng. Tính đúng, đủ thì giá vốn cũng phải 260 đồng/trứng. Mỗi ngày, ông thu được khoảng 200.000 trứng.

Vấn đề lo nhất hiện nay của ông là con giống. Giống cút không mua trôi nổi được. Cơ sở ông phải lo việc ấp nở, chọn giống. Bình quân, 1 năm ấp nở từ 300.000 - 400.000 cút giống. Nhưng hiện giống thoái hóa nhiều. Theo ông, có hai hướng giải quyết con giống: một là nhà nước cho phép nhập giống; hai là chọn giống lai tạo trong nước; nhưng cơ quan khoa học chưa làm con giống được, do vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều. Ông rất mong các cơ sở khoa học hợp tác để lai tạo giống.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất