| Hotline: 0983.970.780

Trang trại điểm có nguy cơ bị bức tử

Thứ Ba 12/07/2011 , 11:18 (GMT+7)

Hai chủ trang trại ở xã La Sơn, huyện Bình Lục (Hà Nam) đang kêu trời trước nguy cơ phải bàn giao cơ ngơi cho người khác.

Là những người nông dân đầu tiên tham gia vào dự án trang trại đầu tiên của tỉnh Hà Nam năm 2003 nhưng hai chủ trang trại ở xã La Sơn, huyện Bình Lục (Hà Nam) đang kêu trời trước nguy cơ phải bàn giao cơ ngơi họ tạo dựng cho người khác.

Xã bảo sai phạm

Năm 2003, UBND tỉnh Hà Nam đã quyết định phê duyệt dự án xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đồng trũng, giao Sở NN - PTNT là cơ quan thực hiện. Với quy mô 691 ha, 56 tiểu dự án thuộc 6 huyện thị, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp giá trị cao.

Cũng như nhiều hộ nông dân khác, ông Đinh Văn Khả và Nguyễn Văn Tùng ở xã La Sơn rất háo hức khi tham gia vào dự án. Mọi việc đang “xuôi chèo, mát mái”, tới năm nay, họ bị UBND xã gửi công văn đòi giao lại diện tích trang trại để đem ra đấu thầu lại.

Lý giải về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã La Sơn Lê Ngọc Hanh bảo: “Chủ dự án là UBND xã, hai hộ ông Đinh Văn Khả và Nguyễn Văn Tùng chẳng qua chỉ là chủ đầu tư. Tuy hai năm nữa mới hết dự án nhưng trên cơ sở những sai phạm của chủ đầu tư, xã đành thu lại, tổ chức đấu thầu công khai. Hộ ông Đinh Văn Khả xin rút không tham gia đấu thầu nữa. Ông Khả có chưng ra hợp đồng thầu hồ Lính do Chủ tịch xã khi ấy ký giao 13 năm từ năm 2000 nhưng đến năm 2003 hợp đồng đã thanh lý, đã ký hợp đồng mới đến ngày 31/12/2010 là hết hạn. Hợp đồng mới nhất phải được tôn trọng. Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Tùng có ba sai phạm. Thứ nhất trong dự án được phê duyệt 5,1 ha nhưng qua kiểm kê lại vượt 1 mẫu 4 sào do ông Tùng tự đổi ruộng cho các hộ. Lý do thứ hai, xây dựng chuồng trại dự án chỉ cho phép 100m2 ở phía bắc trang trại. Kiểm tra thực tế không chỉ ở phía bắc mà ở phía nam ông Tùng cho một chủ đầu tư khác là Nguyễn Văn Hoàn đào ao, làm trại. Lý do thứ ba là khối lượng đào đắp trong dự án cho phép 1.742m3 nhưng thực tế là 6.239m3. Vì thế chúng tôi định đem trang trại này chia ra làm 3 khu để đấu thầu”.

Chủ đầu tư nói xã "bới bèo ra bọ"

Ông Nguyễn Văn Tùng cho rằng ba lý do xã đưa ra để gạt mình ra khỏi cuộc chơi chẳng qua là “bới bèo ra bọ”, không hợp lý. Thứ nhất là khi dự án bắt đầu xây dựng, cơ quan thẩm định là Sở NN - PTNT Hà Nam và chính chủ tịch xã khi ấy là ông Bùi Thanh Bình đã yêu cầu ông đổi diện tích ruộng của bà con đang sản xuất ở đầu trang trại để lấy lối đi vào. Ông Tùng đã phải huy động nhiều ruộng tốt của anh em họ hàng ngọt nhạt, năn nỉ xin đổi lấy 5.100 m2 ruộng đầu trại rồi đắp đường, đào ao cải tạo. Đất vượt lên ông còn cho địa phương mang đi làm lề đường liên xã.

Lý do thứ hai theo ông Tùng bởi từ đầu đến cuối trang trại rất dài, hơn 500m, đêm hôm khó cho việc trông coi, quản lý nên ông mới rủ ông Hoàn hùn vốn vào cùng làm ăn. Lý do thứ ba, bảo ông Tùng đào đắp vượt khối lượng bởi lúc xây dựng dự án (dự án được Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục hướng dẫn, được Sở NN - PTNT thẩm định đạt tiêu chuẩn) bờ bao theo thiết kế quá thấp. Trang trại lại ở chỗ trũng nên mỗi lúc ngập lụt cá đi hết nên ông phải đắp bờ cao, to hơn, vừa để bảo vệ cá vừa để lấy đường trông coi, vận chuyển vật tư. Ao chỉ khoét sâu thêm chứ không mở rộng diện tích đào quá mức cho phép.

Cả một buổi chiều nắng gắt, tôi lẽo đẽo theo ông Tùng ngắm khắp trang trại rộng lớn, quy củ. Nào khu ao nuôi cá tung tăng lội, khu chuồng vịt đẻ nằm san sát, khu ruộng lúa, bờ chuối mướt mát bóng cây. Chợt đầu óc lại nghĩ về cảnh chuồng không, trại trống, ao đặc bèo tây, nhà lút bóng cỏ của ông Khả. Sau biết bao mồ hôi, tâm trí, tiền của đã đổ ra liệu trang trại điểm của ông Tùng có tiếp bước vết xe đổ của trại ông Khả trở thành một nơi như thế?

“Năm năm đầu tiên, đổ tiền đổ của xuống nhưng đất đai chưa thuần, kinh nghiệm chưa vững nên chưa có lãi. Chỉ hai ba năm lại đây mới sinh lời mỗi héc - ta được cỡ 50 triệu đồng, tổng cộng lãi được cỡ 300 triệu/năm thì xã đòi thu trang trại của tôi để đấu thầu lại. Làm trang trại cần vốn lớn, rủi ro cao, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp nên lúc xã lập dự án để kêu gọi đầu tư, chúng tôi đã trông vào điều khoản thời gian đấu thầu 10 năm (2003-2013), 5 năm tiến hành xác định điều chỉnh mức khoán và ký lại hợp đồng một lần. Chúng tôi càng tin tưởng hơn khi cơ quan chủ trì dự án với đại diện là ông Chủ tịch xã Bùi Thanh Bình. Thế mà mỗi khóa một chính sách thế này, nông dân chúng tôi làm sao yên ổn làm ăn? Nguyện vọng của tôi chỉ muốn kéo dài đến hết dự án năm 2013, sau đó có đấu thầu tiếp tôi cũng tham gia. Tôi chưa nợ sản năm nào, kể cả bây giờ xã nâng sản lượng đóng góp lên chúng tôi cũng tự nguyện góp”.

Còn ông Đinh Văn Khả khẳng định rằng mình không làm bất cứ cái gì biến dạng cho diện tích đất trang trại được giao nhưng chưa hết dự án, chưa hết hợp đồng ban đầu (2013) đã bị xã gọi ra đòi lại. “Cá phải gạn non, lợn bán nhỡ nhàng, thiệt hại không kể xiết trong khi đó phương án áp giá, đền bù cho tôi quá rẻ rúng. Tôi được thầu khu vực hồ Lính 13 năm, bắt đầu từ năm 2000 do chính chủ tịch xã Bùi Thanh Bình ký. Từ năm 2000-2005, gia đình tôi phải nộp một khoản tiền rất lớn thu bằng sản phẩm một lần. Năm 2005, UBND xã tăng sản lượng lên thêm 30kg/sào thành 90 kg/sào tôi cũng vui vẻ giao nộp. Vậy mà đến ngày 3/3/2011 xã cố tình đem trang trại của tôi ra đấu thầu, tôi không tham gia đấu vì thời gian thực hiện dự án và thời gian hợp đồng vẫn còn. Nghịch lý là giá trúng thầu mới lại chỉ có 80kg/sào thì tôi không thể chấp nhận được”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm