| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi ngoại giao khiến tàu Anh chưa tham gia cứu người tị nạn

Thứ Ba 05/05/2015 , 08:23 (GMT+7)

Anh muốn đảm bảo rằng những thuyền nhân được cứu có thể được đưa tới các cảng của Italy chứ không phải được mang về Anh.

Tàu chiến thuộc Hải quân Hoàng gia Anh tạm thời chưa thể tham gia các sứ mệnh cứu hộ trên biển Địa Trung Hải do Chính phủ Anh và Italy chưa thống nhất được với nhau về việc liệu những người tị nạn được cứu sống có thể được đưa vào các cảng của Italy hay không.

Tại cuộc họp mới đây của lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) bàn giải pháp cho cuộc khủng hoảng người tị nạn trên biển Địa Trung Hải, sau hàng loạt vụ đắm tàu thảm khốc liên tiếp cướp đi sinh mạng hàng nghìn người ở ngay gần bờ biển phía Nam châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron đã quyết định gửi tàu chiến và máy bay tham gia sứ mệnh tập thể của châu Âu tìm kiếm và giải cứu người bị nạn trên biển Địa Trung Hải.

Theo đó, Anh dự kiến điều tàu đổ bộ lưỡng cư HMS Bulwark của Hải quân Hoàng gia tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên biển, trong khi 3 trực thăng Merlin được đưa tới Sicily, Italy, để hỗ trợ hoạt động trinh sát.

Sứ mệnh mới này nằm ngoài Chiến dịch Triton của EU vốn chỉ tập trung vào công tác tuần tra hải giới của châu Âu.

Với chiều dài 176m, tàu đổ bộ lưỡng cư HMS Bulwark có sức chứa 405 quân chiến đấu, mặc dù ở các lần tham gia sứ mệnh trên biển Địa Trung Hải trước đó con tàu này từng có lần chở tới 1.300 người Anh sơ tán khỏi cuộc chiến giữa Lebanon và Israel năm 2006.

Tuy vậy, hiện tàu HMS Bulwark vẫn chưa được triển khai do phía Anh muốn đảm bảo rằng những thuyền nhân mà tàu HMS Bulwark cứu được có thể được đưa tới các cảng của Italy chứ không phải được mang về Anh.

Một phát ngôn viên của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với phía Italy và một khi đạt được thỏa thuận chúng tôi sẽ có mặt tại đó để tham gia các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn".

Trong khi đó, theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Anh, Thủ tướng Cameron đã bày tỏ rõ với Hội đồng châu Âu rằng London sẽ đóng một vai trò trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trên biển Địa Trung Hải, nhưng sẽ chỉ chú trọng cứu người chứ không tiếp nhận người tìm kiếm tị nạn tại Anh.

"Các cuộc thảo luận giữa các đối tác Liên minh châu Âu vẫn đang tiếp tục nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và chúng tôi sẽ không đồn đoán về bất cứ quyết định hoạt động nào ở thời điểm này," người phát ngôn này cho biết.

Có thể hiểu rằng Chính phủ Anh đang làm việc trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó quy định những người được cứu trên biển nên được đưa tới cảng an toàn gần nhất nơi họ có thể xin tị nạn.

Theo Vietnam+

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất