| Hotline: 0983.970.780

Tranh luận sôi nổi Luật Đầu tư công

Thứ Năm 28/11/2013 , 09:29 (GMT+7)

Góp ý thảo luận dự thảo Luật đầu tư công tại Hội trường, nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung cơ chế giám sát đầu tư công, những vấn đề liên quan đến vai trò của các cơ quan dân cử, trách nhiệm trong phân bổ vốn cũng được đề cập…

* Đầu tư công phải được giám sát chặt

Góp ý thảo luận dự thảo Luật đầu tư công tại Hội trường, nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung cơ chế giám sát đầu tư công, những vấn đề liên quan đến vai trò của các cơ quan dân cử, trách nhiệm trong phân bổ vốn cũng được đề cập…

Chỉ đích danh người chịu trách nhiệm

Phát biểu tại hội trường, ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cho rằng hiện nhu cầu đầu tư công để phát triển kinh tế xã hội còn rất lớn nhưng việc kiểm tra, kiểm soát còn nhiều kẽ hở, nhiều nơi phê duyệt đầu tư gấp đôi, gấp ba gây lãng phí nguồn lực vì vậy dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về người chịu trách nhiệm.

Bởi dự thảo Luật đã xác định rõ về thẩm quyền phê duyệt, thẩm định dự án là Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội… nhưng ở mục quy trách nhiệm lại chỉ nói là “người đứng đầu” cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi có sai phạm. Theo ông Tiếp, quy định về trách nhiệm này chưa rõ ràng, chưa chỉ đích danh như quy định về thẩm quyền.


Một trụ sở UBND huyện được xây dựng hoành tráng

Ngoài ra, để tránh sự mập mờ trong các dự án đầu tư công, hạn chế việc xây dựng trụ sở quá hoành tráng, gây lãng phí, ông Tiếp cũng đề nghị Luật quy định thêm việc chủ đầu tư phải công khai thiết kế, tiến độ để nhân dân tham gia giám sát. “Nhiều công trình trụ sở quá hoành tráng nên tôi đề nghị có thêm điều luật hạn chế xây dựng trụ sở hoành tráng, tránh lãng phí”, ĐB Tiếp nói.

Vai trò giám sát thuộc cơ quan dân cử

Đặt vấn đề làm thế nào để có thể giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công, ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) đề xuất với QH phải nhấn mạnh vai trò của các cơ quan dân cử trong việc giám sát công trình dự án thực hiện bằng tiền ngân sách.

Ông cho biết ở các nước trên thế giới mô hình giám sát đầu tư thông qua các cơ quan dân cử khá phổ biến nhưng ở Việt Nam thì “bóng dáng” của người đại diện nhân dân lại vô cùng mờ nhạt. Việc các cơ quan nhà nước vừa thẩm định, phê duyệt dự án vừa giám sát thực hiện thì chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi, vậy nên ông Đỉnh đề nghị bổ sung vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp trong quá trình đánh giá, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công.

Cụ thể, đối với chủ trương đầu tư, Luật chỉ nên quy định thẩm quyền thuộc Quốc hội, HĐND các cấp. Khi thẩm định dự án cần phải lập hội đồng thẩm định và có 50% thành viên của QH, HĐND các cấp. Các dự án đã được phê duyệt cũng cần phải định kì báo cáo tiến độ thực hiện với các cơ quan dân cử và cuối cùng là cần có quy định cơ quan QH, HĐND các cấp chính là cơ quan xem xét, đánh giá, giám sát đầu tư.

Dừng hay chấm dứt?

Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) bổ sung thêm ý kiến yêu cầu đưa cơ chế để cộng đồng nhân dân có thể cùng tham gia giám sát vào dự thảo luật.

"Việt Nam đã đến lúc phải ra bài bản rồi, không thể làm tùy thích được. 
Tôi đã làm địa phương 40 năm, tôi quá hiểu và tôi nghĩ rằng đã đến thời điểm không thể để lung tung thế này được. 
Là chủ trương đầu tư dễ quá, đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh suy nghĩ rằng phải để dấu ấn cho cái nhiệm kỳ của mình vì 5 năm nữa mình nghỉ hưu rồi.
Đề nghị là làm cái đại lộ xuyên qua thành phố thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làm cái tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng. 
Chuyện như cổ tích nhưng mà đang có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy. 
Không làm thì bảo không ủng hộ, thế còn các đồng chí đi xin chủ trương cấp trên, đồng ý tất..."
(Trích phát biểu của Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh tại buổi thảo luận tổ – Quốc hội 18/11/2013)

Tuy nhiên điều khiến ông băn khoăn vướng mắc đó là mặc dù dự thảo đã đưa ra trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu tổ chức phê duyệt dự án sai nhưng còn chưa làm rõ về xử lý những tồn tại mà các dự án sai phạm đem lại. Đối với những dự án không thể sửa được, nếu tiếp tục làm thì sẽ vô cùng lãng phí vì không có mục tiêu.

“Trong dự thảo Luật chỉ có giải pháp là “dừng” dự án. Mà dừng có nghĩa là sẽ tiếp tục triển khai, vậy sẽ vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ cần nêu rõ là phải chấm dứt dự án. Luật càng rõ ràng thì người kí quyết định phê duyệt càng xác định trách nhiệm cao hơn”, ông Tám nói.

Xét trách nhiệm trong cấp phát vốn

Phân tích nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát, ĐB Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng công tác quy hoạch, thẩm định kém. Vẫn còn tình trạng chủ đầu tư bắt tay với nhà thầu, còn nhà thầu lại bắt tay với cơ quan giám sát là những nguyên nhân chủ yếu. Nhưng vẫn còn một nguyên nhân khá phổ biến mà dự thảo Luật chưa điều chỉnh đó là việc cấp phát vốn chậm.

Lỗi cấp phát vốn chậm khiến cho nhà thầu không thể trang trải chi phí nguyên vật liệu, nhân công, gây chậm tiến độ và hệ quả nhiều dự án phải điều chỉnh dự toán, nhiều công trình nằm chờ vốn đến hỏng hóc… Để tránh tình trạng này ông Quang đề nghị Luật cần quy trách nhiệm cho người cấp phát vốn trong trường hợp dự án bị chậm tiến độ, thiệt hại do thiếu vốn.

Ngoài ra, ĐB cũng đề nghị Luật quy định thật rõ rằng dự án đầu tư công phải “nằm trong” quy hoạch của các cấp có thẩm quyền phê duyệt chứ không phải “phù hợp” với quy hoạch như dự thảo Luật đã nêu.

+ Lê Văn Tân (Hà Nam): Trong hoạt động quản lý sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nhiều dự án phải mua công nghệ thiết bị lạc hậu, giá cao, chi phí cho chuyên gia lớn… nên không hiệu quả. Cần hạn chế tình trạng trên để nâng cao hiệu quả đầu tư công.

+ ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc): Dự thảo Luật phải đưa thêm quy định cấm những người có quan hệ huyết thống, mật thiết với người có thẩm quyền phê duyệt được tham gia.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất