| Hotline: 0983.970.780

Trao kỷ lục cho cây cầu gỗ lợp ngói dài nhất Việt Nam

Thứ Hai 29/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Công trình có tên “Cầu ngói độc mộc Đồng Phú”, bắc qua con suối rộng 12m tại nông trại của công ty Cổ phần Vĩnh Phúc, được thiết kế kiểu dáng nhà cổ Huế...

17-06-13_nh-2
17-06-13_nh-3
Cây gỗ gõ mật hơn 200 tuổi nằm dưới, đỡ toàn bộ thân cầu.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings vừa công bố và trao bằng xác lập kỷ lục “Nông trại du lịch sinh thái có cây cầu gỗ lợp ngói, đà cầu bằng thân gỗ nguyên khối dài nhất Việt Nam” cho Công ty CP SXKD Dịch vụ Vĩnh Phúc (ấp 4, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước).

Công trình có tên “Cầu ngói độc mộc Đồng Phú”, bắc qua con suối rộng 12m tại nông trại của công ty Cổ phần Vĩnh Phúc, được thiết kế kiểu dáng nhà cổ Huế, hình chữ “công”, dài 72m tính cả phần đường dẫn bê tông, rộng 3,6m, cột kèo được làm toàn bộ bằng gỗ da đá, mái lợp ngói bát tràng. Chiều dài nhà gỗ lợp ngói 27m, phần nhà chờ ở hai đầu có diện tích 6,3 x 6,3m, sàn gạch Hạ Long. Cầu chia làm 6 gian, hai gian giữa có cổ lầu, sàn và lan can bằng gỗ gõ đỏ. Điểm độc đáo nhất của cây cầu là đà cầu được làm bằng một thân cây gỗ gõ mật hơn 200 năm tuổi, thân dài 14,4m, đường kính 1,26m. Cây đà này nằm giữa tim cầu, mặt dưới, bên trên là kính cường lực để nhìn thấy cây gỗ. Tải trọng của cầu là hơn 3 tấn.

17-06-13_nh-1
Ông Trần Văn Tấn (Phải), Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Phúc nhận bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam.

Theo ông Trần Văn Tấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Phúc, ý tưởng ban đầu của ông là xây dựng nhằm bảo vệ cây gỗ quý, kết hợp làm đường giao thông nội bộ, tạo kỳ quan trong khu nông trại sinh thái phục vụ khách tham quan. Công trình do Kỹ sư Nguyễn Văn Khanh thiết kế và đoàn nghệ nhân làng mộc tỉnh Nam Định thực hiện.

Trong tương lai, ông Tấn cho biết nông trại sẽ đầu tư thêm nhiều hạng mục và phát triển thành khu du lịch sinh thái đặc biệt phục vụ du khách khi đến tham quan tại tỉnh Bình Phước.

17-06-13_nh-4
Xe hơi loại 7 chỗ ngồi lưu thông qua cầu.
17-06-13_nh-5
Bảng tên cầu.

 

Xem thêm
Khoảng 800 ha lúa ở Thừa Thiên - Huế có nguy cơ thiếu nước tưới

Khoảng 800 ha lúa ở Thừa Thiên - Huế có nguy cơ thiếu nước tưới. Xuất khẩu rau quả vượt 1 tỷ USD ngay trong quý I. Chế biến xáo tam phân xuất khẩu sang Trung Quốc. Trái cây giải nhiệt tăng giá mùa nắng nóng.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Mưa dông càn quét Hà Giang làm 1 người chết, 2 người bị thương

Rạng sáng 21/4, khu vực huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn có mưa to kèm theo gió lớn làm 1 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại nhiều nhà ở, công trình phúc lợi của nhân dân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm