| Hotline: 0983.970.780

Trâu bò lậu tiếp tục tràn biên

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:52 (GMT+7)

Mỗi ngày có hàng trăm con trâu bò không kiểm dịch ào ào từ Campuchia "vượt biên" sang VN.

Trâu lậu tràn vào VN
Buôn lậu trâu bò qua biên giới không riêng cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An, NNVN đã phản ánh), mà tại Tây Nam bộ cũng đang diễn ra rất nhức nhối. Mỗi ngày có hàng trăm con trâu bò không kiểm dịch ào ào từ Campuchia "vượt biên" sang VN.

>> Giáp Tết, trâu bò “hun nóng” vùng biên
>> Mua bò dễ như… mua rau

Tình trạng buôn lậu trâu bò tràn lan dọc biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Đức Huệ (Long An) xảy ra đã lâu, đặc biệt là giáp Tết. Theo tìm hiểu, một con trâu hiện nay bên Campuchia có giá khoảng 9-10 triệu đồng, nếu mang về VN giá lên đến 18- 20 triệu. Tương tự, một con bò bên Campuchia chỉ khoảng 7-8 triệu đồng, còn ở VN giá tới 15-17 triệu.

Hiện nay, dân buôn trâu bò lậu đang vào mùa làm ăn vì thị trường ở vùng xuôi như Tân An (Long An), TP HCM, Biên Hòa (Đồng Nai)... đang cần nhiều trâu bò để phục vụ Tết. Dân buôn vùng Đức Huệ luôn có một giao ước bất biến với nhau, đó là: Chỉ giao dịch hàng hóa bằng cách dắt tay chứ tuyệt đối không được chở bằng các loại xe cơ giới.

Vì thế, các chủ lò mổ hay lái chỉ cầm thừng dắt trâu bò đi mua bán, có khi phải đi xa cả vài chục cây số. Bởi vì người ta chỉ dắt trâu bò đi nên không cơ quan thú y hay cảnh sát giao thông nào có thể bắt họ dừng lại để kiểm tra. Lợi dụng chiều dài đường biên giới rộng lớn hàng chục cây số, họ thường xuyên dắt trâu bò qua.

Tại ấp Voi Đình (xã Mỹ Quý Đông, Đức Huệ) chúng tôi gặp chị Tám Hồng, một chủ hàng nước ở đây. Chỉ tay sang bên kia đường, nơi có một cái gốc cây to và mấy chục con trâu bò trông khá ốm yếu được buộc bằng dây thừng quanh đống cỏ tươi, chị Hồng bảo: “Trâu bò đều được mua từ bên Miên (Campuchia) qua. Đặc biệt, các lái chỉ mua trâu bò lẻ. Sau đó họ mang về nhà nuôi khoảng một tuần hay nửa tháng vỗ béo. Ở ấp này có cả mấy chục người làm nghề lái, còn dân dắt trâu bò thuê thì nhiều lắm, toàn là trẻ con, người già. Tiền công mỗi con qua biên giới là 100.000 đồng”.

Ngồi ở quán cà phê trên tỉnh lộ 838, đoạn gần cửa khẩu Tho Mo (Mỹ Quý Tây, Đức Huệ) chúng tôi thấy 2 cậu bé dắt 3 con bò đi tới cho một thương lái xem hàng. Ông ta nhìn bò rồi vỗ mông, xem lưng, bụng và gật đầu. Tiền được ghi lại và giao sau cho người chủ bò. Riêng 2 cậu bé sau khi hoàn thành công việc đã nhận được 300.000 đồng rồi lững thững đi bộ qua cửa khẩu.

Theo một thương lái, mỗi ngày ông ta có thể mua khoảng 40 đến 50 con trâu bò bằng cách dắt tay chứ không dùng xe cơ giới.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Quý Tây thẳng thắn: “Việc họ mua trâu bò bên Miên rồi dắt về nuôi tiếp thì cũng có và đó là việc hoàn toàn bình thường và không thể cấm được dân”. Cũng theo ông Vũ, việc nuôi trâu bò của người dân địa phương là để làm nông nghiệp và cải thiện thu nhập lúc nông nhàn chứ không thấy có nhà nào nuôi với số lượng lớn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn xã Mỹ Quý Tây hiện nay có khoảng gần chục địa điểm giết mổ trâu bò, chủ yếu phục vụ địa phương khác.

Theo ông Lê Văn Tươi, Phó phòng NN- PTNT huyện Đức Huệ thì tình trạng buôn lậu trâu bò vùng biên giới Đức Huệ diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa có cách gì giải quyết triệt để. “Đường biên giới của huyện rất rộng, cần sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau như biên phòng, cảnh sát giao thông, công an xã mới có thể xử lý nổi. Nhưng nhiều khi sự kết hợp vẫn chưa tốt!”, ông nói.

Thế nên, ở đây năm nào cũng xảy ra tình trạng bệnh dịch lan tràn trên đàn trâu bò, ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc trên địa bàn tỉnh. Năm nào Chi cục Thú y Long An cũng tốn hàng trăm triệu đồng để dập ổ dịch ở vùng biên giới Đức Huệ mà vẫn đâu lại vào đấy!

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm