| Hotline: 0983.970.780

Trẻ em khóc nhè không thể đe nẹt

Thứ Bảy 27/05/2017 , 08:36 (GMT+7)

Đang ngồi chơi với con búp bê cũ, con gái của chị Thanh cứ khóc nhè vì mẹ nó chưa chịu mua cho nó con búp bê mới.

Nhác thấy bóng mẹ đi lên phía nhà trên, nó càng khóc lớn, như thể muốn cho mẹ nó phải ngoái đầu nhìn lại thì nó mới vừa lòng. Quả đúng vậy, nghe con khóc chị Thanh lập tức quay người lại, chạy đến vỗ về, hỏi han con gái. Trẻ rất nhanh nhạy khi phát hiện ra rằng, hành động bật khóc có thể lôi kéo sự chú ý của người lớn và khiến họ nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của mình.

12-19-06_trng-14
Ảnh minh họa

Dần dần, cha mẹ nhận ra là việc chiều con bằng cách đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của con, dù yêu cầu có chính đáng hay không) sẽ làm hư và khiến con ngày càng thích đòi hỏi. Việc áp đặt sức mạnh đối với trẻ vào lúc này không còn quá sớm nhưng sẽ gặp đôi chút khó khăn. Dầu sao, những thay đổi nho nhỏ từng bước một cũng có tác dụng từ từ, hiệu quả, tạo nên sự khác biệt tích cực trong thói quen và tính cách của trẻ.

Việc đầu tiên là thay đổi quan điểm, phản ứng của người chăm trẻ. Sự hình thành tính cách này ở trẻ cũng là do chúng được chiều chuộng và luôn được đáp ứng ngay lập tức các yêu cầu của mình mỗi khi giở chiêu bài gào khóc thật to. Dần dà, trẻ hiểu được điểm yếu của những người chăm sóc mình, biết được họ rất sợ nghe thấy tiếng gào khóc, nên cứ lấy đó làm áp lực để dọa ông bà hay người phụ việc.

Vậy nên, trước khi quyết định giáo dục trẻ, hãy trao đổi thẳng thắn với những người bạn nhờ chăm sóc trẻ về những mong đợi của bạn. Có thể giải thích với họ rằng, bạn biết họ luôn muốn trẻ vui và không buồn bực, nên thường xuyên đáp ứng yêu cầu của trẻ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chiều chuộng kiểu này sẽ khiến trẻ dễ dàng hình thành các thói quen xấu.

Có thể lúc đầu, ông bà hay người phụ việc sẽ bực mình với lời góp ý của bạn. Nhưng khi nhận được những góp ý với thái độ nhẹ nhàng, chan hòa, cởi mở mà không có sự chỉ trích, họ sẽ dần hiểu được và chấp nhận lời đề nghị của bạn.

Ngoài việc góp ý về thái độ của những người chăm sóc trẻ với sự đòi hỏi của trẻ, bạn cũng nên gợi ý với họ những cách đối phó khi trẻ giở trò gào khóc để hòng đạt được mong muốn.

Ban đầu, có thể họ sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải đối mặt với cơn giận của trẻ. Vì thế, họ rất cần sự động viên, chia sẻ, thông cảm và những lời khuyên chân thành của bạn. Hãy gợi ý với họ rằng, thya vì gnay lập tức chiều lòng trẻ bằng cách đáp ứng ngay những yêu cầu của trẻ, họ nên phớt lờ sự giận dữ, cáu kỉnh của trẻ, làm xao nhãng trẻ bằng những hoạt động khác, hoặc nói “không” với trẻ một cách cương quyết nhưng cực kỳ bình tĩnh.

Thay đổi những mong muốn của trẻ và phản ứng của cha mẹ. Trẻ nhận ra rằng việc gào khóc hay bày tỏ sự thịnh nộ sẽ giúp mình sớm đạt được mong muốn. Hãy thay đổi khái niệm này của trẻ, bằng việc kiên quyết không chiều theo trẻ khi thể hiện những tính xấu trên. Bản thân cha mẹ cũng cần thực hiện những qui tắc giống như lời hướng dẫn cho người phụ việc, là phớt lờ tiếng khóc hay sự giận dữ của trẻ và làm xao nhãng trẻ bằng một hoạt động khác. Luôn nhớ, là đừng để ý đến những chiêu trò của trẻ dù dưới hình thức nào. Dần dần, trẻ sẽ thấy hành động của mình đã bị vô hiệu quá và sớm chấm dứt mà thôi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần từ tốn, kiên nhẫn và thật bình tĩnh trong quá trình thay đổi con trẻ. Luôn động viên và tỏ thái độ hài lòng khi con có những chuyển biến tích cực, chẳng hạn như bớt nổi giận khi người lớn không đáp ứng những nhu cầu của con. Lúc này, bạn hãy nói cho trẻ hiểu được rằng, bạn cảm thấy khá hài lòng vì con đã biết cư xử như vậy, hoặc bạn vui khi thấy con có những thay đổi tích cực. Những hành động như ôm ấp, hôn lên má...khi con có những chuyển biến trong cách cư xử sẽ giúp con bạn cảm thấy được động viên và quan tâm.

Cha mẹ đồng thời cần phải kiên quyết khi cùng những người thân đưa ra những quyết định về kỷ luật với trẻ. Không bao giờ có cảm giác tội lỗi vì cho mình đã hơi quá đáng và khắc nghiệt với con. Thay vào đó, hãy động viên tinh thần bằng những suy nghĩ tích cực. Luôn nhắc nhở bản thân là mình đang cố gắng để thay đổi, giúp trẻ ngày một tiến bộ và bỏ được những tính xấu như khóc lóc, mè nheo nếu không đạt được những mong muốn nào đó.

(Kiến thức gia đình số 20)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?