| Hotline: 0983.970.780

Trên hành trình mang gạo về bản

Thứ Năm 21/06/2012 , 22:18 (GMT+7)

Tôi trở lại Quan Hóa sau đúng một tháng lên đây viết bài. Cảm xúc của tôi vẫn không có gì thay đổi, vẫn với một tấm lòng là mong mỏi gạo sớm đến tay đồng bào...

Đầu tháng 3 năm nay, qua khảo sát tình hình đời sống nhân dân ở một số địa phương, BBT báo Nông nghiệp Việt Nam quyết định thực hiện loạt bài: “Đối mặt đói tháng ba”. 

Khép lại loạt bài, báo NNVN nhận được rất nhiều đề nghị của các cá nhân, tổ chức muốn được chung tay góp phần bé nhỏ để chia sẻ với các địa phương có người dân bị đói. Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup và báo NNVN lập tức lên đường đến với những địa phương khó khăn bậc nhất của Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai và Thanh Hóa.

Đã nhiều lần đến với những nơi núi rừng hiểm trở, cuộc sống muôn vàn khó khăn, đường đi cách trở nhưng tôi vẫn nao cả người khi xe vượt qua những đoạn cua tay áo, khúc khuỷu. Khó khăn, gian khổ không phải ít nhưng ai nấy đều nóng lòng đến với bà con bởi đây chính là thời điểm “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Tôi trở lại Quan Hóa sau đúng một tháng lên đây viết bài. Cảm xúc của tôi vẫn không có gì thay đổi, vẫn với một tấm lòng là mong mỏi gạo sớm đến tay đồng bào. Được sự thống nhất và đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Quan Hóa, đoàn chúng tôi đã mang 750 suất quà (mỗi suất gồm 15kg gạo và 5 gói bột canh) đến cho đồng bào hai xã Phú Xuân và Thanh Xuân.


PV Văn Hùng đang cùng với lãnh đạo xã Phú Xuân triển khai việc tặng quà cho đồng bào

Hình ảnh cảm động nhất là các em học sinh tới để nhận quà vì điều kiện bố mẹ ở xa không đến lấy được. Tất cả các em ngồi trật tự và rất từ tốn. Trong số những người đến nhận gạo có em Cao Thị Dua (11 tuổi) và Cao Thị Hiên (12 tuổi) đều đang học ở trường tiểu học Thanh Xuân cũng đã có mặt ở đây từ rất sớm. Trong ánh nắng ban chiều nơi miền biên cương ấy khuôn mặt các em như sáng hẳn lên. Nhận bao gạo của đoàn cứu trợ, em Dua cảm động nói: "Những ngày tới, bữa ăn của gia đình cháu sẽ được cải thiện bằng gạo".

Tôi chợt hiểu, ước ao có một bữa cơm no của các em thật khó khăn.


Em Cao Thị Dua học sinh trường tiểu học Thanh Xuân nhận gạo của đoàn cứu trợ

Cùng với đại diện của báo NNVN và quỹ Thiện Tâm, đồng chí Phạm Thị Hoa - PCT UBND huyện Quan Hóa đã lần lượt nâng từng suất quà trao tận tay cho đồng bào trong niềm vui, phấn khởi. Tôi biết rằng, 750 suất quà của đoàn trao cho dân tuy không nhiều nhưng hy vọng phần nào làm dịu đi cơn đói của đồng bào lúc giáp hạt. Nói như ông Cao Hồng Nê - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân: Thêm một tấm lòng, đói tháng ba sẽ vơi đi. Hiện tại, đồng bào vùng cao đang rất cần những tấm lòng như thế.

Tại xã Phú Xuân, người dân đã có mặt từ sớm. Theo bà Lương Thị Hinh ở bản Bá thì bà và nhiều người phải đi bộ hàng chục cây số mới ra đến nơi. Bà Hinh nói: “Tôi không nhớ cái tuổi của mình đâu nhưng cái đói của gia đình thì tôi nhớ được là đã hết gạo ăn mấy tháng nay rồi”.

Chiều 10/6, trở lại bản Tân Sơn, tôi rất vui mừng khi nhìn thấy gia đình anh Phạm Bá Kiếp (nhân vật trong bài viết trước đó của tôi) đang chuẩn bị làm nhà. Căn nhà tuềnh toàng anh đang ở sẽ dần được thay thế trong vài tháng nữa. Anh bảo: “Tôi cảm ơn các cơ quan đoàn thể, anh em họ hàng, xóm làng đã giúp đỡ gia đình tôi để cho vợ chồng, con cái sớm có được cái nhà mà ở. Tôi sẽ cố gắng làm ăn để sớm thoát được đói nghèo”.

Thay mặt địa phương, ông Lương Hồng Ngoạn - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, bà Phạm Thị Hoa - PCT UBND huyện và Chủ tịch UBND hai xã Thanh Xuân, Phú Xuân bày tỏ sự trân trọng về tấm lòng của báo NNVN và quỹ Thiện Tâm đã dành cho đồng bào vùng dân tộc trong mùa giáp hạt. “Sự chia sẻ kịp thời của các cơ quan sẽ là nguồn động viên để nhân dân vượt qua khó khăn và thi đua lao động sản xuất, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo” - bà Hoa nói.

Chia tay các đồng chí lãnh đạo và nhân dân, tôi nắm chặt tay bà phó chủ tịch huyện. Tôi gửi tới bà lời xin lỗi vì trong bài viết trước đó, do sơ suất, tôi đã có viết nhầm một tình tiết là công văn của UBND huyện báo cáo tình hình đời sống của nhân dân và đề nghị được cấp trên hỗ trợ cho 207 tấn gạo do bà phó chủ tịch huyện ký gửi Sở LĐ-TBXH chứ không phải gửi cho UBND tỉnh như tôi đã viết.


Lãnh đạo huyện Quan Hóa cùng với quỹ Thiện Tâm và báo NNVN nâng từng suất quà trao tới tay mỗi người dân

Đó là bài trong chuyến đi vào bản Tân Sơn, xã Thanh Xuân, phản ảnh về tình hình đời sống khó khăn của người dân ở đây. Bài viết được đăng trên báo NNVN ra ngày 8/3 thì ngay lập tức UBND xã đã trích kinh phí dự phòng hỗ trợ cho mỗi gia đình có đề cập trong bài viết là 15kg gạo. Sau đó một ngày (tức 9/3), UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ngay công văn gửi Thủ tướng đề nghị Chính phủ cấp 1.522 tấn gạo. Thủ tướng đã chấp nhận đề nghị đó và cấp không thu tiền 1.530 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân Thanh Hóa.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm