| Hotline: 0983.970.780

Trên mảnh đất chiến khu xưa

Thứ Bảy 13/05/2017 , 14:01 (GMT+7)

Chỉ nằm cách TP.HCM khoảng 150 km, khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam được xem như một địa chỉ đỏ cho các chuyến du lịch về nguồn.

Vùng đất một thời cam go và thử thách, hôm nay gợi nhớ bao nhiêu ký ức đẹp đẽ của một thời hào hùng. Năm 2012, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt!

08-31-35_nh-1
Những lối đi quanh co trong Khu di tích

Nằm ở huyện Tân Biên thuộc tỉnh Tây Ninh, khu di tích còn được biết tới với những tên gọi khác, như: R (mật danh của Trung ương Cục miền Nam); Căn cứ Chàng Riệc (gọi theo tên khu rừng đặt căn cứ); Căn cứ Phạm Hùng (đồng chí Phạm Hùng từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục trong một thời gian dài); Căn cứ địa Bắc Tây Ninh.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là địa bàn chiến lược quan trọng. Khu căn cứ địa Bắc Tây Ninh là địa bàn của cơ quan đầu não cách mạng miền Nam trong một thời gian dài và trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam gồm ba phân khu: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được xây dựng tại rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn giữa rừng nguyên sinh với nhiều tầng cây che phủ. Hệ thống nhà ở và phòng làm việc trong căn cứ nổi trên mặt đất, toàn bộ cột, kèo, đòn tay đều làm bằng gỗ, mái được lợp bằng lá trung quân. Các hầm trú ẩn thường làm kế cận nhà ở và làm việc, chìm vào lòng đất.

Hiện nay, di tích này được quy hoạch thành hai khu vực chính. Khu di tích: phục hồi nhà thường trực, hội trường lớn, hội trường nhỏ, nhà bảo vệ, văn phòng, bếp Hoàng Cầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng..., hệ thống giao thông hào, ụ chiến đấu và hầm hàm ếch, phân bố đều trên toàn tuyến. Khu tưởng niệm gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Tổng diện tích xây dựng của khu vực này là 750m2.

08-31-35_nh-2
Nhà ở của đồng chí Nguyễn Văn Linh năm xưa

Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 20/12/1960, tại Trảng Chiêng, xã Tân Lập. Ngày nay khu di tích này phân bố bên dòng Suối Chò, gồm 3 phân khu chức năng khác nhau: Khu di tích gốc gồm: nhà bảo vệ, nhà giao liên, nhà khách, nhà các đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, bếp Hoàng Cầm, hội trường và một số đoạn giao thông hào, hầm trú ẩn… Khu tưởng niệm gồm: nhà bia, nhà đón tiếp, nhà trưng bày.

Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Từ ngày 6 - 8/6/1969, tại rừng Tà Nốt, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn.

Khu Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với diện tích là 60ha, được chia làm ba khu vực: Khu di tích gốc gồm: nhà làm việc, nhà ăn, bếp Hoàng Cầm, hầm trú ẩn, giao thông hào. Khu tôn tạo gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, phòng khách, nhà làm việc, nhà bia.

08-31-35_nh-3
Chiếc xe đạp thường dùng của đồng chí Nguyễn Văn Linh

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có giá trị đặc biệt. Trong 15 năm (1961 - 1975), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam chính là thủ đô của cách mạng miền Nam, là nơi lưu lại những chứng tích, những kỷ niệm về cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi tự hào của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp. Di tích không chỉ giáo dục truyền thống cách mạng, mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là đối với các thế hệ trẻ Việt Nam.

08-31-35_nh-4
Giếng nước phục vụ sinh hoạt của căn cứ cách mạng
08-31-35_nh-5
Căn nhà trong chiến khu của đồng chí Huỳnh Tấn Phát
08-31-35_nh-6
08-31-35_nh-6b
Giao thông hào!
08-31-35_nh-7
Bếp Hoàng Cầm!
08-31-35_nh-8
Những chiếc lược nhôm tự tạo ở chiến khu
08-31-35_nh-10
Những vật dụng trên bàn làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt cuối tháng 4-1975!

 

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất