| Hotline: 0983.970.780

Trị bệnh thối gốc chảy mủ sầu riêng

Thứ Năm 21/10/2010 , 12:07 (GMT+7)

Trên cây sầu riêng có khá nhiều loài sâu bệnh gây hại, nhưng theo nhiều chủ vườn thì bệnh thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora palmivora gây ra, có thể được coi là một trong vài đối tượng nguy hiểm nhất với cây sầu riêng. Ngoài sầu riêng chúng còn gây hại trên một trăm loại cây trồng khác.

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây sầu riêng, có thể làm chết cây ở giai đoạn còn nhỏ. Khi cây lớn, bệnh gây thối gốc chảy mủ, thối rễ, nếu nặng có thể làm chết những cành lớn hoặc chết cả cây. Một khi vườn cây đã bị bệnh, chúng ta phải làm gì? Sau đây chúng tôi xin mách bà con một số kinh nghiệm của nhà vườn ở Cai Lậy (Tiền Giang):

- Cưa bỏ những cành đã bị bệnh chết, đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, để tránh bệnh lây lan.

- Cắt tỉa bớt cành lá, nhất là những cành nằm sát mặt đất (với những cây còn nhỏ), làm sạch cỏ vườn… để vườn thông thoáng, giúp giảm bớt ẩm độ không khí trong vườn (nhất là vào những lúc trời mưa kéo dài).

 - Nếu vườn bị đọng nước, cần xẻ rãnh trên mặt luống để nước mưa thoát xuống mương, đồng thời dọn sạch cỏ, rác… tủ xung quanh gốc để vùng đất xung quanh gốc và mặt vườn khô ráo.

 - Giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali, tăng cường phân hữu cơ hoai mục (nhất là phân gà).

- Những lúc cần tưới, không nên tưới quá đẫm nước vào vùng xung quanh gốc cây.

- Với những cây chưa bị bệnh, phải kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh ở phần gốc khi chúng còn chưa lan rộng. Nếu phát hiện có bệnh thì dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (xong xuôi thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo đưa ra khỏi vườn tiêu hủy). Sau đó dùng 10-20 gram thuốc Vialphos 80BTN hay Aliette 80WP (hoặc 20-30 gram thuốc Vimonyl 72BTN) pha trong một lít nước, rồi lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận.

 - Với bệnh trên cành, trên lá có thể dùng thuốc Vialphos 80WP, Mataxyl 500WP, Vilaxyl 35BHN, Aliette 80WP, Vimancoz 80BTN, Manzate 200-80WP, Manozeb 80WP, Ridomil MZ-72 WP (BHN)… phun ướt đều tán lá.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất