| Hotline: 0983.970.780

Trị chứng co giật ở trẻ nhỏ

Thứ Năm 13/10/2011 , 12:04 (GMT+7)

Co giật không phải bệnh mà là triệu chứng của một bệnh nào đó. Đây là triệu chứng thường gặp, hiếm khi để lại di chứng. Thường nặng là do xử trí sai.

Ảnh minh họa
Co giật không phải bệnh mà là triệu chứng của một bệnh nào đó. Co giật có biểu hiện là gồng cứng người hoặc co giật (tay, chân hoặc toàn thân) trong một khoảng thời gian. Đây là triệu chứng thường gặp, hiếm khi để lại di chứng. Thường nặng là do xử trí sai.

Nguyên nhân:

1. Ở trẻ sơ sinh:

- Trẻ bị ngạt khi sinh do chuyển dạ kéo dài, bà mẹ bị suy thai, xuất huyết.

- Ngoài ra, co giật còn xảy ra ở những trẻ bị hạ canxi (ít gặp), hạ đường huyết, nhiễm trùng nặng, mẹ cho bú quá thưa, viêm màng não.

2. Ở trẻ lớn:

- Thường gặp nhiều nhất co giật do sốt cao (hay gặp ở trẻ sáu tháng đến sáu tuổi). Ở trẻ hay sốt cao, sốt tăng nhanh, xảy ra lúc mới sốt 1 – 2 ngày và triệu chứng co giật thường là toàn thân, cơn ngắn, sau cơn giật trẻ hoàn toàn tỉnh táo. Chú ý, nếu sau co giật mà trẻ bị mê, giật tiếp cơn khác thì có thể là bệnh khác như viêm não, màng não…

Cách xử trí:

- Khi trẻ đang co giật, tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngửa, không nên đổ bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Trẻ có thể bị tử vong nếu bị ngạt đường thở, tắc đường thở, do mất phản xạ nuốt, do đàm nhớt tiết ra nhiều.

- Để tránh bị ngạt đường thở, đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu luôn luôn phẳng hoặc hơi thấp với thân người để khi có tiết đàm nhớt thì sẽ chảy thoát ra ngoài.

- Trẻ co giật dễ bị cắn lưỡi, làm đứt lưỡi, chảy máu, vì vậy khi trẻ co giật nên kiếm một vật gì mềm (khăn, quần áo sạch…) xếp lại chặn vào giữa hai hàm răng.

- Với trẻ co giật bị sốt cao, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc thuốc nhét hậu môn (viêm 80mg cho trẻ dưới 1 tuổi, 150mg cho trẻ trên 1 tuổi)...

- Tất cả những trẻ đang co giật, sau khi hết co giật hoặc không hết co giật phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật và có biện pháp điều trị thích hợp.

Các bà mẹ cần lưu ý:

- Trẻ sốt cao co giật thường có khuynh hướng tái phát. Nếu trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ 15 phút một lần và hạ sốt cho trẻ. Khi gửi nhà trẻ phải báo cho giáo viên biết trẻ hay bị co giật khi sốt cao.

Trường hợp cháu bị co giật, có thể cho uống bài thuốc đơn giản như sau:

Cam thảo 8g, Quế chi 4g, Tri mẫu 12g, Thạch cao 12g, gạo tẻ 20g.

Cách làm: Gạo vo sạch, cam thảo, quế chi, tri mẫu rửa sạch (riêng thạch cao để nguyên). Tất cả cho vào nồi, cho thêm 500ml nước ninh nhừ thành cháo bỏ bã, chắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày, nhớ uống thuốc còn ấm. Nếu nguội hâm lại cho ấm hãy uống. Có thể cho uống hàng ngày.

Ngoài ra có thể cho uống một liệu trình 7 ngày bài thuốc sau (mỗi ngày 1 thang):

Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Phụ tử chế 2g, Cam thảo 4g, Nhân sâm 4g, Bán hạ 8g, Trần bì 2g. Tất cả các vị thuốc chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút khi thuốc còn ấm.

Về ăn uống, không ăn đồ cay nóng kích thích (ớt, hạt tiêu, rượu, chè đặc, cà phê…) và đồ tanh lạnh (ốc, cua, sò, hến…)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất