| Hotline: 0983.970.780

Trí thức trẻ Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: Đóng góp âm thầm

Thứ Hai 28/03/2011 , 09:20 (GMT+7)

Đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lúc nào cũng bắt gặp không khí làm việc chăm chỉ, chuyên cần, tập trung cao độ của đội ngũ trí thức. Rất nhiều trong số họ còn rất trẻ.

Tọa lạc ở xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiền thân là Trung tâm Cây ăn quả Long Định được thành lập vào ngày 26/3/1994. Ban đầu Viện chỉ có 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ được đào tạo từ Ấn Độ trở về. Qua hơn 15 năm xây dựng, đến nay Viện đã có hàng chục cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ, thạc sĩ và các kĩ sư chuyên ngành.

 Từ đội ngũ này các tiến bộ kĩ thuật về lai tạo các giống cây ăn quả mới, bảo vệ thực vật, kĩ thuật canh tác... được chuyển giao cho người làm vườn, tạo được bước tiến đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cây ăn quả Việt Nam. Viện luôn đi đầu trong việc tổ chức ngày hội thi trái cây ngon giống tốt. Qua đó tìm được các giống cây đầu dòng như cam sành, xoàt cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, thanh long ruột đỏ, nhãn tiêu da bò, sầu riêng… giúp người làm vườn tìm được cây giống tốt thay vì tìm giống theo kinh nghiệm của người đi trước.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi, người mà Phó Viện trưởng Đặng Minh Thế đánh giá là nhân tố không thể thiếu của Viện. Năm 1996 khi tốt nghiệp Đại học Cần Thơ anh được tuyển dụng vào Trung tâm Cây ăn quả Long Định. Qua thời gian công tác, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước anh thực hiện đề tài nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng. Năm 1998 các giống cây như cam sành, cam đường, bưởi Năm Roi, quýt Tiều trong đề tài nghiên cứu của anh được Bộ NN-PTNT công nhận. Đến tháng 7 năm 2003 anh được chọn đi đào tạo thạc sĩ ở Ấn Độ. Hai năm ở Ấn Độ anh nghiên cứu đề tài “Tuyển chọn giống chịu nắng trên cây lúa mì”.

Về nước anh được phân công nghiên cứu một nhánh trong đề tài cấp nhà nước về chọn tạo giống và xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến trên một số chủng loại cây ăn quả chủ lực như: xoài, dứa, bưởi, cam, thanh long... Nhánh đề tài của anh nghiên cứu là chọn tạo giống thanh long ruột đỏ. Tháng 12 năm 2010 nhánh đề tài được Bộ công nhận và chuyển giao cho những nhà vườn thanh long ở Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Đánh giá về lực lượng trẻ ở Viện, Bí thư chi bộ Đặng Minh Thế nói: Đến nay Viện có 30 đoàn viên. Họ là lực lượng xung kích của huyện trong các phong trào. Chúng tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của họ không chỉ cho Viện mà còn cho vùng cây ăn quả miền Nam.

Một người trẻ khác là Thạc sĩ Lê Quốc Điền. Đề tài khoa học anh chọn là “nghiên cứu sản xuất chế phẩm phòng trừ ruồi đục quả”. Qua 7 năm (2003-2010) với hàng chục nghiên cứu thí nghiệm anh đã tìm ra chế phẩm trừ ruồi đục quả thích hợp. Khi am tường thị trường Nhật anh đã quả quyết với người trồng sơ ri ở Gò Công (Tiền Giang) là sẽ đưa giá bán lên 6.000 đồng/kg. Thời điểm đó giá bán sơ ri chỉ 500 đồng/kg vậy mà cũng ít người mua. Khi người trồng sơ ri Gò Công cam kết thực hiện đúng phương pháp kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu hại họ đã bán được 6.000 đồng/kg.

Khi hỏi điều cốt lõi trong hoạt động khoa học là gì? Điền tâm sự: Từ sự thành công của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, muốn được thực tế hoá, cái cần nhất là phải thuyết phục được những người thụ hưởng, ở đây là người làm vườn. Khi họ hiểu và chấp nhận thì thí nghiệm thực tế mới được làm. Khi thành công rồi thì chuyển giao cho họ theo cách cầm tay chỉ việc. Kế đến phải tìm đầu ra cho họ bằng hợp tác các doanh nghiệp. Phải xây dựng được lòng tin giữa nhà vườn - nhà khoa học và doanh nghiệp bằng các hợp đồng kinh tế.

Từ sự đóng góp tích cực của mình, năm 2005, Thạc sĩ Điền vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng. Và năm 2009 khi Trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trực thuộc Viện được thành lập, anh được giữ cương vị Giám đốc.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.