| Hotline: 0983.970.780

Triển khai các chương trình, dự án lĩnh vực lâm nghiệp năm 2017

Thứ Tư 28/06/2017 , 08:45 (GMT+7)

Năm 2017, chỉ tiêu giao trồng rừng của Hà Giang là 8.295ha; trong đó, diện tích rừng trồng mới là 3.900ha...

10-40-14_chm_soc_vuon_uom_giong_cy_lm_nghiep_ti_huyen_xin_mn_-_h_ging
Chăm sóc vườn ươm giống cây lâm nghiệp

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có diện tích rừng và đất qui hoạch cho phát triển lâm nghiệp đạt trên 71% diện tích đất tự nhiên của tỉnh (vào khoảng 554.140ha). Vì vậy, trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng luôn được các cấp chính quyền Hà Giang quan tâm.

Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ che phủ rừng của Hà Giang đạt 55,1%, tăng 0,25% so với năm 2015. Tính đến cuối năm 2016, kết quả trồng rừng của Hà Giang đã đạt 18,6% cả giai đoạn 2016 - 2020; chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên; nhiều hộ gia đình và các doanh nghiệp tham gia trồng rừng đã đẩy mạnh thâm canh trồng rừng; vì vậy, các diện tích rừng trồng mới sinh trưởng tốt hơn. Một số mô hình trồng rừng kinh tế được đánh giá cao như các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì…

Tuy nhiên theo đánh giá của Sở NN-PTNT, mặc dù diện tích trồng rừng hàng năm có tăng, độ che phủ rừng ngày càng được nâng lên; nhưng hàng năm nhiều diện tích rừng của tỉnh bị mất do thiên tai, cháy rừng và nạn khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.

Trong năm 2017, chỉ tiêu giao trồng rừng của Hà Giang là 8.295ha; trong đó, diện tích rừng trồng mới là 3.900ha, trồng rừng sau khai thác là 4.395ha do nhân dân tự đầu tư; trồng cây phân tán 1.535 nghìn cây; diện tích rừng được bảo vệ là 375.327ha, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh là 20.683ha; triển khai khai thác 4.395ha rừng trồng.

Bên cạnh đó, trong năm 2017, tỉnh Hà Giang sẽ triển khai thực hiện 5 dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2017 - 2020. Đó là: Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao phía Bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần; Dự án đầu tư và phát triển rừng tại các huyện vùng thấp của các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, TP Hà Giang và huyện Bắc Mê; Dự án chuyển tiếp đầu tư phát triển giống cây lâm nghiệp; Dự án đầu tư phát triển và nâng cao năng lực Vườn Quốc gia Du Già trên Cao nguyên đá Đồng Văn; Dự án nâng cao năng lực trong công tác phòng, chữa cháy rừng. Tổng nguồn kinh phí của 5 dự án là 1.503 tỷ đồng...

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên UBND tỉnh sẽ rà soát và xác định lại số vốn còn thiếu so với số vốn mà UBND tỉnh đã tạm ứng; căn cứ vào khả năng để cân đối nguồn vốn nhằm điều chỉnh lại các chỉ tiêu, kế hoạch trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 cho phù hợp.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm