| Hotline: 0983.970.780

Triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững

Thứ Bảy 24/09/2016 , 13:10 (GMT+7)

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang đã được giảm nhanh qua các năm. 

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (gồm Mèo vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần).

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh triển khai các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang đã được giảm nhanh qua các năm.

Trong 5 năm (từ 2011 – 2015) toàn tỉnh Hà Giang đã giảm được 32.368 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm từ 41,8% vào năm 2011 xuống còn 18,1% vào cuối năm 2015 (bình quân mỗi năm giảm 4,74%); riêng 6 huyện nghèo đã giảm được 23.271 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 61,64% vào năm 2011 xuống còn 26,49% vào cuối năm 2015 (bình quân mỗi năm 6 huyện nghèo giảm 7,03%).

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo của Hà Giang chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa còn khá cao.

Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo vào cuối năm 2015 (theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020), toàn tỉnh Hà Giang có 74.313 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm 43,65% tổng số hộ của toàn tỉnh; trong đó, riêng 6 huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 64,03% tổng số hộ trên địa bàn của 6 huyện nghèo. Số hộ cận nghèo là 19.371 hộ, chiếm 11,38% tổng số hộ trên toàn tỉnh.

Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và hạn chế hiện tượng tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các xã nghèo và huyện nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Với mục tiêu đó, từ nay đến năm 2020, tỉnh Hà Giang sẽ thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm, riêng các huyện và xã nghèo thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 6%/năm. Hạn chế đến mức thấp nhất tỉnh trạng tái nghèo.

Thực hiện cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người nghèo, đảm bảo bình quân thu nhập đầu người của người nghèo tăng 2 lân so với năm 2015 (năm 2015, bình quân thu nhập của người nghèo 6,1 triệu đồng/năm).

10-02-01_dy-mnh-pht-trien-cy-duoc-lieu-mot-trong-cc-gii-php-gim-ngheo-ti-6-huyen-30-cu-h-ging
Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu là một trong những giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững

 

Phấn đấu trên 98,2% số người trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế, 100% số hộ gia đình có người ốm đau được đưa đi khám chữa bệnh; tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương đạt trên 75%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 45%; 100% số hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 không có khả năng tự cải thiện nhà ở sẽ được hỗ trợ xóa nhà tạm; trên 90% dân số thành thị được sử dụng nước sạch, 85% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% số hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nhà tiêu/hố xí hợp vệ sinh; 90% hộ dân được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, sách báo và ấn phẩm truyền thông.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư phù hợp với qui hoạch dân cư và qui hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân; trước hết là cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện và nước sinh hoạt. Phấn đấu 100% số thôn, bản có đường đi được xe cơ giới; 94,4% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trong đó, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020 là: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều trên địa bàn toàn tỉnh giảm còn 22,6%, có trên 35.000 hộ thoát nghèo bền vững; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn toàn tỉnh đạt 30 triệu đồng/năm. Phấn đấu có 845.000 người tham gia bảo hiểm y tế.

Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ người biết chữ đạt 80%; 4.117 hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, không có khả năng cải thiện về nhà ở, hộ gia đình chính sách, người có công được hỗ trợ xóa nhà tạm.

Trên 110.000 người dân thành thị được sử dụng nước sạch, 635.000 người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 165.000 hộ dân được cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, sách báo và ấn phẩm truyền thông. Phấn đấu ít nhất có 01 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP. Phấn đấu có 173.000 hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm