| Hotline: 0983.970.780

Triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Thứ Ba 17/11/2015 , 20:22 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 4616/QĐ-BNN-TCCB ngày 9/11/2015).

Bộ hiện có 7 cơ quan, đơn vị chuyên ngành thực hiện cấp phép theo các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến XNK: Kiểm dịch thú y, kiểm dịch thực vật, cấp phép Cites, kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, thức ăn thủy sản nhập khẩu, phân bón, giống cây trồng…

Hầu hết các quy trình thủ tục cấp phép thực hiện bằng phương thức thủ công, riêng 9 quy trình TTHC thực hiện thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia năm 2015 tại 7 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ gồm Tổng cục Thủy sản (Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản), Tổng cục Lâm nghiệp (Cơ quan Cites), Cục BVTV (Trạm Kiểm dịch thực vật Nội Bài), Cục Chăn nuôi, Cục Thú y (Cơ quan Thú y vùng 2 Hải Phòng), Cục Trồng trọt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Trung tâm vùng 4, 5, 6).

Hiện đang triển khai áp dụng thí điểm cấp phép điện tử theo hệ thống một cửa quốc gia tại 4 đơn vị, còn 3 đơn vị dự kiến tháng 11/2015 tiếp tục kết nối hệ thống các quy trình còn lại.

Những khó khăn, thách thức khi thực hiện quy trình thủ tục cấp phép nếu trong thời gian tới thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, đó là: Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ là nội dung quan trọng, yêu cầu cao về ứng dụng CNTT và trang thiết bị có cấu hình mạnh, bảo mật và an toàn.

Đối với một số TTHC có tần suất thực hiện rất thấp, việc áp dụng thực hiện thông qua Cổng một cửa quốc gia không hiệu quả.

Hạ tầng CNTT của Bộ và các đơn vị hiện còn chưa đồng bộ, phân tán chưa đáp ứng được nhu cầu, trang thiết bị tại các đơn vị đa phần là cũ.

Bản scan của hồ sơ khi gửi qua mạng khó xác định tính hợp pháp của văn bản (độ thật, giả chữ ký và dấu). Đối với một số doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y với quy mô vừa và nhỏ, quản trị doanh nghiệp chưa phát triển.

Mặt khác, một số doanh nghiệp có đơn đặt hàng chưa nhiều, việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, vì vậy nên chưa tích cực tham gia triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.

Cần thay đổi thói quen hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ TTHC từ thực hiện thủ công sang công nghệ mới.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là hệ thống hóa và chuẩn hóa thông tin, chứng từ các loại biểu mẫu và chứng từ sử dụng trong thông lệ thương mại, vận tải quốc tế và các loại biểu mẫu và chứng từ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp để thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền của Bộ (trong các lĩnh vực: kiểm dịch, cấp phép…), gắn với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Nguồn nhân lực CNTT và cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC, các doanh nghiệp cần thường xuyên được đào tạo, tập huấn, trong khi nguồn kinh phí còn hạn chế…

Từ thực trạng trên đây, Bộ NN-PTNT xác định triển khai Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ giai đoạn 2016-2020 đảm bảo các mục tiêu sau:

Thứ nhất, tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ NN-PTNT cấp thực hiện trong Cơ chế một cửa quốc gia đến 2020 là 100%.

Thứ hai, tỷ lệ quy trình, thủ tục của Bộ thực hiện tại đơn vị liên quan đến cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện trong Cơ chế một cửa quốc gia đến 2020 là 100%.

Thứ ba, áp dụng hồ sơ, chứng từ điện tử thay thế hồ sơ, chứng từ giấy, thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đối với các TTHC của Bộ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện TTHC, giảm chi phí hành chính, đảm bảo công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ;

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Về các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục hoàn thành nâng cấp, mở rộng triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (giai đoạn 1) đối với 9 quy trình đã thực hiện thí điểm áp dụng ở các cơ quan đơn vị chuyên ngành trực thuộc Cục, Tổng cục.

Cùng với đó, hoàn thành dự án “Xây dựng hệ thống CNTT phục vụ thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại Bộ” giai đoạn 1.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất