| Hotline: 0983.970.780

Triển khai khu nông nghiệp CNC: Nhiều tỉnh "náo nức" vào cuộc

Thứ Năm 22/12/2011 , 09:23 (GMT+7)

Đã có gần chục tỉnh, TP trong cả nước đang triển khai quy hoạch hoặc xin thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC.

Trồng chè ứng dụng CNC tại Bảo Lộc, Lâm Đồng để XK giúp tăng giá trị gấp 2 – 3 lần

Đã có gần chục tỉnh, TP trong cả nước đang triển khai quy hoạch hoặc xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC. Đặc biệt, tỉnh Hậu Giang đi tiên phong tại khu vực ĐBSCL khi đã có Đề án này từ rất sớm và được Bộ NN-PTNT tổ chức thẩm định trong tháng 12 này để trình Thủ tướng phê duyệt.

TÌNH NGUYỆN LÀM NNCNC!

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, trong Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC, tỉnh sẽ quy hoạch khoảng 5.200 ha, trong đó dành 400 ha xây dựng Trung tâm CNC, còn lại là diện tích đất để ứng dụng những thành tựu CNSH vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cũng không chọn quy hoạch ở vùng đất châu thổ màu mỡ, mà cân nhắc xây dựng ở vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích đưa KHKT vực dậy những vùng đất nghèo.

Đặc biệt, Đề án quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng CNC của Hậu Giang được Chính phủ yêu cầu phải gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Vì thế, ông Đồng khẳng định: “Đây là nhiệm vụ khó khăn, có rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm thực hiện!”.

Tương tự, ông Trần Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đều rất hào hứng với việc phát triển NNCNC. Bằng chứng rõ nhất là từ Bí thư, Chủ tịch, thường vụ và nhiều Sở ngành của tỉnh đều đi tham quan, học hỏi các vùng đang phát triển NNCNC trong cả nước. Sau đó giao nhiệm vụ cho Sở NN-PTNT xây dựng Đề án phát triển sản xuất NNCNC đến năm 2020.

Tỉnh Nghệ An cũng xác định xây dựng 7 – 8 khu NNCNC, sau đó sẽ phát triển cả những vùng đa cây, đa con; cả những vùng chuyên canh chè, chăn nuôi bò sữa…Hiện Nghệ An đã phê duyệt Quy hoạch Vùng NNCNC và đã có 7 dự án lớn đăng ký thực hiện gồm các dự án về bò sữa, rừng, điều, thủy sản… “Sắp tới khi Thủ tướng chính thức phê duyệt, chúng tôi sẽ có những bước đi tiếp theo cho phù hợp để đẩy mạnh đề án NNCNC này” – ông Lập nói.

Còn ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận thì khẳng định: Sở NN-PTNT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh Ninh Thuận xác định 2 hướng đi trong ứng dụng NNCNC: Thứ nhất, do điều kiện nhiều nắng, ít mưa, ánh sáng nhiều nên thuận lợi để phát triển giống vật nuôi, cây trồng; Thứ hai là đẩy mạnh nâng cao công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Theo ông Thu, hướng đi đó xuất phát từ thực tế địa phương là vùng khô hạn nhất cả nước, có thế mạnh về sản xuất tôm giống, chăn nuôi dê cừu và phát triển vùng trồng nho chất lượng cao.

Lợi thế là Ninh Thuận có 3 Trung tâm nghiên cứu của Bộ NN-PTNT nằm tại tỉnh (TT Nghiên cứu cây trồng chịu hạn; Trại Thực nghiệm giống dê cừu- Viện Chăn nuôi; Viện Nghiên cứu cây bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố). Các đơn vị này sẽ giúp cho tỉnh rất nhiều trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Đặc biệt, nhiều DN cũng đã vào đầu tư vào lĩnh vực NNCNC, tiêu biểu như Cty Thủy sản Hùng Vương đang triển khai xây dựng TT Nghiên cứu giống thủy sản sạch bệnh (nguồn giống nhập từ Mỹ) và một Cty của Mỹ cũng vừa nhận được giấy phép đầu tư dự án về khu NNCNC rộng 200 ha tại Ninh Thuận.

“ĐÈN XANH” BẬT, NNCNC SẼ TĂNG TỐC!

Theo Bộ NN-PTNT, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thời gian tới tập trung theo hướng đẩy mạnh số lượng DN nông nghiệp ứng dụng CNC, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC và Vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

Về phát triển DN NNCNC, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, hiện Bộ đã nhận được 4 hồ sơ đề nghị, trong đó đã thẩm định và công nhận được 2 DN nông nghiệp ứng dụng CNC là Cty CP CNSH Rừng Hoa Đà Lạt và Cty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm). Về phát triển Khu NNCNC, Bộ NN-PTNT đang triển khai thực hiện lập quy hoạch tổng thể để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012. Bộ cũng đã nhận được Đề án xây dựng Khu NNCNC của tỉnh Hậu Giang và đã xin ý kiến của các Bộ, ngành, đồng thời thành lập Hội đồng tổ chức thẩm định trong tháng 12/2011 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Một số địa phương khác cũng đã triển khai quy hoạch hoặc xin chủ trương của Thủ tướng thành lập Khu NNCNC như Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên. Một số địa phương đã triển khai xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC như Nghệ An, Bình Dương, Gia Lai…

Riêng việc phát triển Vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đã bước đầu hình thành một số mô hình làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC như: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại TPHCM; mô hình trồng rau, hoa an toàn ứng dụng CNC tại Bắc Ninh; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa XK, mô hình nuôi cá tra sạch tại ĐBSCL…

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng khẳng định, Bộ cũng đang gấp rút hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển NNCNC. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu NNCNC và Vùng NNCNC. Xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận Vùng NNCNC. Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, nhập khẩu và phát triển CNC trong nông nghiệp thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển (theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận:

Bộ NN-PTNT cần xây dựng rõ tiêu chí thế nào là Khu NNCNC? Thế nào là Vùng NNCNC? Các tiêu chí này phải phù hợp với tình hình, điều kiện riêng của từng địa phương. Nếu không xác định sớm thì địa phương rất lúng túng trong việc thực hiện. Đặc biệt, ông Thu cũng đề nghị nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học do Bộ NN-PTNT cấp cho các Viện, trường, sau khi được sử dụng để cho ra những kết quả nghiên cứu thì phải được chuyển giao xuống cho nông dân hưởng thụ. Còn bây giờ nhiều Viện, trường nghiên cứu xong lại giữ bản quyền thì không đúng.

 Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang:

Bộ NN-PTNT nên quy về một mối chương trình đào tạo cán bộ NNCNC; các Viện, trường đào tạo cũng phải có chương trình đào tạo nguồn cán bộ phục vụ cho địa phương. “Các khu công nghiệp thì Chính phủ có cơ chế hỗ trợ hạ tầng, còn đối với khu NNCNC thì chưa có cơ chế này nên sẽ rất khó phát triển. Còn nếu địa phương đưa vào cơ cấu cấp vốn thì vô cùng khó khăn vì kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng”.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất