| Hotline: 0983.970.780

Triển khai phương án đối phó với dịch LMLM type A

Chủ Nhật 24/11/2013 , 10:31 (GMT+7)

Hết ngày 20/11, việc tiêm phòng bao vây chống dịch cơ bản đã hoàn thành, số gia súc có biểu hiện ốm sau tiêm vẫn đang được tiếp tục theo dõi...

Năm 2008, dịch Lở mồm long móng (LMLM) type A lần đầu tiên xuất hiện ở Diễn Châu rồi lây lan nhanh ra nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề. 6 năm sau, dịch bệnh LMLM một lần nữa trở lại, đòi hỏi lãnh đạo, các ban, ngành liên quan phải có những biện pháp kịp thời và quyết liệt.

Theo báo cáo của Trạm thú y huyện Diễn Châu, thời điểm bắt đầu phát hiện dịch bệnh là ngày 13/11. Trên địa bàn xóm 8 và xóm 9 xã Diễn Thái có 5 con trâu, bò của 4 hộ bị ốm, đi kèm là các triệu chứng điển hình của bệnh LMLM như sốt cao, bỏ ăn, loét vành, kẽ móng chân, miệng loét...

Ông Đinh Viết Trường (phó chủ tịch UBND xã Diễn Thái) cho biết: “Ngay sau khi phát hiện gia súc có triệu chứng bị bệnh, lập tức cán bộ thú y xã đã kiểm tra, làm báo cáo gửi lên huyện. Trưa ngày 15/11 Cơ quan thú y vùng III trả lời kết quả các mẫu bệnh phẩm lấy từ ổ dịch, thông báo dương tính với virut LMLM type A, thì ngay tối 15/11 con trâu đầu tiên bị bệnh đã được tiêu hủy.

Hết ngày 20/11, việc tiêm phòng bao vây chống dịch cơ bản đã hoàn thành, số gia súc có biểu hiện ốm sau tiêm vẫn đang được tiếp tục theo dõi”.


Biển báo cấm vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra vào vùng dịch

Ông Hoàng Trọng Bốn, Trưởng trạm thú y huyện cho biết:  Xác định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chúng tôi đã lập tức phối hợp với Chi cục thú y (CCTY) tỉnh tiến hành tiêu hủy trâu bò bị bệnh, đồng thời lập các chốt kiểm dịch để nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra vào địa bàn xã Diễn Thái; cắm biển báo dịch, rải vôi ở đầu các trục đường ra vào xã, các chợ buôn bán.

CCTY tỉnh lập tức cấp ngay 200 lít hóa chất Bencocid để khử trùng tiêu độc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng có nguy cơ cao; huy động 3.000 liều vacxin đa type để bao vây chống dịch. Các xã vùng bị dịch uy hiếp như Diễn Liên, Diễn Đồng, Diễn Nguyên chỉ đạo người dân nuôi nhốt tại chuồng sau tiêm phòng 18- 20 ngày để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh trong môi trường, lập chốt gác từ vùng có dịch ngang qua, rải vôi bột ở đầu các trục đường…

Diễn Châu là địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn, đàn trâu bò lên trên 30 nghìn con, đàn lợn trên 61 nghìn con nhưng chủ yếu vẫn đang thực hiện chăn nuôi nhỏ lẻ, thả chung bãi, chung nguồn nước uống, việc kiểm soát vận chuyển, mua bán, giết mổ nhỏ lẻ rất khó khăn nên khả năng dịch bệnh LMLM bùng phát là rất cao.

Theo báo cáo của huyện, những năm qua tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh dịch còn hạn chế, đặc biệt là LMLM đã bị “bỏ quên” 3 năm nay do giá vacxin còn đắt (14- 15 nghìn đồng/liều vacxin type O và trên 20 nghìn đồng/liều vacxin type A), từ đó dẫn đến tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.


Phun hóa chất tiêu độc khử trùng các phương tiện ra vào vùng dịch ở Diễn Thái

Ban chỉ đạo phòng chống dịch GSGC tỉnh đã tổ chức ngay phiên họp khẩn cấp để đưa ra phương án đối phó. Ngay trong cuộc họp, đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng quyết định cấp ngay 50.000 liều vacxin để triển khai các biện pháp dập dịch khẩn cấp, đồng thời ban hành Quyết định công bố dịch LMLM trên địa bàn xã Diễn Thái, công bố các xã thuộc vùng dịch uy hiếp.

Thời gian qua, Nghệ An chịu ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão lớn, nhiều địa phương bị ngập úng, môi trường ô nhiễm, nguồn thức ăn khan hiếm, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa đã làm giảm sức đề kháng của gia súc. Vì thế, ngay khi các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh xảy ra dịch LMLM type A, CCTY tỉnh đã trực tiếp làm việc với các huyện giáp ranh là Hà Tĩnh, Thanh Hóa và những huyện có chợ buôn bán trâu bò lớn để bàn các giải pháp chủ động ứng phó với dịch.

Thành lập tổ công tác lưu động liên ngành kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, các huyện đã thành lập 10 chốt kiểm dịch tại những điểm cần thiết. Các xã nằm trong vùng uy hiếp của huyện Yên Thành là Hợp Thành, Nhân Thành, Hồng Thành cũng đã bắt đầu triển khai tiêm phòng từ ngày 19/11. Nhờ chủ động ứng phó, đến nay dịch LMLM type A tạm thời được khống chế.

Khó khăn lớn nhất trong quá trình tiêu huỷ số gia súc bị bệnh là mức giá hỗ trợ quá thấp, chỉ ở mức 45.000 đồng/kg, trong khi giá trên thị trường từ 90- 100.000 đồng/kg, tính ra mỗi con trâu lỗ từ 11 đến 12 triệu đồng, nên việc vận động nhân dân báo dịch, tiêu hủy rất khó khăn.

Trước mắt, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh ở cơ sở nhằm phát hiện sớm, báo cáo để xử lý kịp thời khi ổ dịch mới xuất hiện. Trạm kiển dịch Bắc Nghệ An phải trực gác 24/24h, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm ra vào tỉnh.

Ngày 16/11, Trung ương đã quyết định cấp cho Nghệ An 300 nghìn liều vacxin dịch tả, 50 nghìn liều vacxin LMLM và 40 nghìn lít hóa chất để chống dịch. Sở NN&PTNT tỉnh cũng đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt mức giá hỗ trợ 75 nghìn đồng/kg đối với gia súc bị tiêu hủy.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm