| Hotline: 0983.970.780

Triệu phú ba ba từ đầm hoang

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:41 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là một điển hình phát triển kinh tế trang trại làm giàu từ nuôi con đặc sản ba ba.

Ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là một điển hình phát triển kinh tế trang trại làm giàu từ nuôi con đặc sản ba ba.

Khu trang trại nuôi ba ba hiện nay của gia đình ông Thu rộng khoảng 7 ha, được đắp bờ ngăn thành 10 ao nuôi riêng biệt. Trong đó, có 8 ao chuyên nuôi ba ba thương phẩm và ba ba bố mẹ với số lượng khoảng 10-12 nghìn con - là một trong những trang trại ba ba lớn nhất tỉnh. Bên cạnh đó, ông Thu xây dựng 3 bể có diện tích nhỏ hơn để chuyên ương nuôi ba ba giống.

Năm 2003, vợ chồng ông mở cửa hàng dịch vụ ăn uống và đó cũng là khởi nguồn “duyên nợ” đến với ba ba. Từ một người bạn ở huyện Yên Dũng mà ông chuyên mua ba ba để phục vụ quán đã giúp ông Thu đến với nghề nuôi ba ba. Sẵn có 4 sào ao nuôi cá trước đó lại được bạn động viên, giúp đỡ về kỹ thuật ông đã mạnh dạn chuyển nghề. Lần đầu tiên nuôi chưa có kinh nghiệm, để đảm bảo ông đã mua ba ba to 3-4 con/kg về nuôi. Vừa nuôi vừa học từ thực tế, qua bạn bè, ti vi, sách báo… nên ông nắm bắt được kỹ thuật khá nhanh, ba ba ít bị bệnh, nhanh lớn. Sau gần 2 năm nuôi đã cho thu hoạch 2 lần (mỗi lần khoảng 5 tạ), lãi 70-80 triệu đồng/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi cá trước đó.

Sau 3 năm đầu nuôi ba ba thấy có hiệu quả kinh tế rõ rệt ông Thu quyết định đầu tư mở rộng quy mô và diện tích nuôi. Ông bàn với vợ bán đi lô đất của mình ở thị trấn để có tiền mua đất đào ao. Năm 2006, được gia đình và bạn bè giúp vốn thêm ông mua 7 ha đất ở cánh đồng Tân Kết - thôn Tân Hưng - xã Đức Thắng (trong đó 3,5ha là đầm lầy bỏ hoang, còn lại là đất ruộng chiêm trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc của dân). Có đất ông bắt tay ngay vào khởi công xây dựng, sau một thời gian khá dài thì đầm hoang, ruộng trũng ngày nào đã trở thành những ao vuông vắn được đắp bờ chắc chắn.

Ông Thu tâm huyết: Đối tượng tôi lựa chọn là ba ba xanh vì nó nhanh lớn, có khả năng chịu bệnh, chịu rét tốt hơn các loại ba ba khác. Ngoài giống thì phải luôn quan tâm đến môi trường sống. Cần cho chúng ăn tập trung, thức ăn đắp trên máng tre hoặc gỗ để quản lý lượng thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nguồn nước. Mỗi tháng tiến hành thay nước ao 2 lần, ở mỗi ao được thả một ít bèo nhằm làm tăng sự trong sạch của nguồn nước giúp ba ba lớn nhanh.

Khâu phòng bệnh rất quan trọng, đặc biệt là vào thời gian giao mùa, thay đổi thời tiết ba ba rất dễ bị bệnh. Ông sử dụng cá mè được nghiền nhỏ, trộn với cám công nghiệp của lợn và thuốc kháng sinh, mỗi tháng cho ba ba ăn một lần trong 3 ngày liên tục để phòng bệnh. Đối với ba ba con thì phải luộc cá sau đó mới nghiền nhỏ cho ăn.

Để có thêm kiến thức và học hỏi kinh nghiệm, ông Thu cho con vào miền Nam và sang tận Thái Lan để tham quan, tìm hiểu những cách nuôi mới hiệu quả. Do vậy, ông và gia đình đã nắm chắc kỹ thuật nuôi. Trung bình mỗi năm ông lãi 500-600 triệu đồng từ bán ba ba các loại. Trang trại ba ba của ông Thu trở thành một địa chỉ tin cậy được khách hàng, hội nông dân trong và ngoài tỉnh như: Hải Dương, Sơn Tây, Hà Nội, Thái Nguyên... tìm đến học hỏi và đặt mua hàng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm