| Hotline: 0983.970.780

Triệu phú từ một đàn vịt

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:40 (GMT+7)

Tôi về xã Diên Điền, Diên Khánh, Khánh Hòa, gặp một trong 10 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh năm qua. Đó là anh Phan Tiến...

Tôi về xã Diên Điền, Diên Khánh, Khánh Hòa, gặp một trong 10 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh năm qua.

Đó là anh Phan Tiến, với kì tích từ tay trắng trở thành chủ trang trại, thu nhập mỗi năm trên 150 triệu đồng. Những ngày cuối năm này, trang trại của anh rất đông người làm vì phải thu hoạch chôm chôm, đu đủ, ớt… để cung cấp cho thị trường gần Tết. Anh cũng vậy, bận rộn chạy hết đầu này đầu kia để phụ giúp anh em.

Thấy tôi đến anh vui mừng chào đón rất thân mật. Để có cơ ngơi vững chắc như ngày nay, anh Tiến đã trải qua không biết bao nhiêu gian khổ, từng thất bại đắng cay trong công việc rồi đứng lên làm lại từ đầu. Được biết, trước năm 1998, nghề chính của anh là thợ mộc, cái nghề mà hễ buông dùi đục ra là coi như đói. Phải vất vả làm liên tục từ sáng tới chiều nhưng chẳng khá nổi lên. Khi Nhà nước triển khai chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, anh như thức tỉnh, xung phong đăng kí. Với diện tích được nhận là 2ha, cùng chút ít tiền hỗ trợ cho người trồng rừng, anh bắt tay lao vào làm việc hăng say, chăm sóc, tái tạo rừng.

Rừng mà anh trồng lúc này chủ yếu là bạch đàn, một loại cây lâu thu hoạch, giá trị thấp, đầu ra không ổn định. Do đó, hết chu kỳ bạch đàn, anh chuyển hướng sang làm vườn. Mọi chuyện bắt đầu từ đây. Nhiều người tưởng anh chuyển hướng làm ăn gì ghê gớm ai ngờ anh lại có ý nghĩ điên rồ, đưa vịt ở đồng bằng lên núi nuôi. Lúc đó, những người hàng xóm cứ xôn xao rằng anh hơi hâm hâm, vịt nuôi đồng bằng còn khó huống chi trên núi. Khi đã chuẩn bị chuồng trại, anh liền lùa 500 con vịt đẻ lên nuôi. Khó khăn nhất là nước cho vịt, anh ra sức bắt đường ống dẫn từ con suối Lồ Ồ, chặn dòng, quây lưới cho vịt ở. Hằng ngày, vượt 15 km xuống cảng cá Vĩnh Lương mua tôm, cá về cho vịt ăn. Vịt cũng không phụ anh, cứ đẻ đều liên tục, sáng ra lượm trứng đưa ra chợ bán thu nhập khá nên khổ mấy cũng vui. Rồi nhờ quả trứng vịt đã giúp anh làm nên chuyện.

Tiền bán trứng vịt anh đầu tư trồng cây ngắn ngày. Rồi cây ngắn ngày tiếp tục “nuôi” cây dài ngày mà anh áp dụng rất hiệu quả. Khi một số cây ngắn ngày như bầu bí, khổ qua thu hoạch, trung ngày như đu đủ cho thu nhập ổn định, anh Tiến liền chấm dứt nuôi vịt, chuyển sang đầu tư một số cây lâu năm như xoài, chôm chôm, xà cừ… Anh cho biết: “Hai mốc quan trọng giúp tôi vươn lên thoát nghèo là vịt và giống đu đủ Nông Hữu. Giống đu đủ này năng suất rất khá, một cây có khoảng 50 quả, mỗi ngày tôi kiếm hơn 200 ngàn đồng. Nhờ vậy mà tôi đầu tư làm ăn mở rộng, thử nghiệm trồng nhiều thứ khác...”. Anh đưa tôi đi xem một vòng trang trại, nào xoài cao sản, chôm chôm nhãn, đu đủ, rừng xà cừ trên 3 năm tuổi...

Hiện nay, trang trại của anh là mô hình không xa lạ trong huyện, phủ kín 1.000 gốc xà cừ, 200 gốc xoài cao sản, 1.000 gốc chuối, 500 gốc đu đủ Nông Hữu, 100 gốc chôm chôm… đã cho thu hoạch nhiều năm nay. Ngoài ra, anh còn có 1 mẫu diện tích lúa nước.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm