| Hotline: 0983.970.780

Trò chuyện với ông chủ Grab

Chủ Nhật 21/01/2018 , 08:20 (GMT+7)

Grab được khởi đầu một nhà kho tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào năm 2012. Đến thời điểm này, nó là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty taxi công nghệ Uber của Mỹ, là công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất Đông Nam Á.

10-03-10_grb22
Anthony Tan và Tan Hooi Ling, hai nhà sáng lập Grab

Ý tưởng tạo ra một phần mềm đặt taxi qua điện thoại di động đến từ Anthony Tan, con trai út của một gia đình đang điều hành Công ty Tan Chong Motors, nhà phân phối các dòng ô tô Nissan ở Malaysia.
 

Ý tưởng “khó thực thi”

Một lần bạn ở nước ngoài qua thăm phàn nàn về chuyện taxi ở Malaysia, rằng anh ta không dám chắc người lái có đi đúng lộ trình, hay giá vé đã hợp lý chưa. Anthony lấy ngay vấn đề này đưa vào một đề án nghiên cứu khi anh đang học tại trường kinh doanh Harvard (Mỹ). Khi anh trình bày đề án trước các giáo sư, những nhận xét của họ là “dự án khó thực thi được”, và “chưa được kiểm chứng trong thực tế”. Tuy nhiên, vào năm 2011, đề án chiếm giải nhì trong cuộc thi Kế hoạch kinh doanh của trường kinh doanh Harvard.

Và đến nay thì ai cũng biết công ty Grab cùng các ứng dụng đặt taxi hay xe ôm đã thịnh hành ở các nước châu Á như thế nào. Theo Straits Times, cuộc cạnh tranh giữa Grab và Uber ngày càng trở nên căng thẳng, nhất là khi Uber bán đi chi nhánh của họ ở Trung Quốc cho chính đối thủ cạnh tranh ở địa phương là công ty Didi Chuxing, để tập trung sức mạnh cho các thị trường đang tăng trưởng khác. Grab (nghĩa tiếng Anh là vồ, nắm, chộp lấy) đã nhanh chân hiện diện ở hơn 30 thành phố thuộc 6 quốc gia, trong khi Uber có mặt tại 16 thành phố ở khu vực Đông Nam Á.

Để chiến thắng, nhà đồng sáng lập Grab Anthony Tan (người còn lại là Tan Hooi Ling, cũng tốt nghiệp trường Harvard) nói với Straits Times: “Chúng tôi sử dụng phương thức tiếp cận (dịch vụ) đa chiều”. “Ví dụ, không có đủ taxi ở Singapore vào giờ cao điểm và các dịch vụ như GrabCar hay GrabHitch giúp khách hàng có thêm lựa chọn. Và chúng tôi đang hướng tới các công nghệ tự lái để phục vụ những khu vực đang thiếu phương tiện”.

10-03-10_29161610-nthony-tn252c-ceo-nd-co-founder-2-28129-2-c12162034-1584x780
Nhà đồng sáng lập Grab Anthony Tan

“Tôi đi xe Grab tới chỗ đó” đang trở thành một câu nói thông thường bạn nghe thấy hằng ngày, chỗ này, chỗ nọ. Nhiều người trong chúng ta sẽ đồng ý rằng những dịch vụ, ứng dụng như thế này giúp việc đi lại của chúng ta dễ dàng hơn so với trước rất nhiều”, Anthony Tan nói với tờ Malaysia Tatler.

“Đối với tôi, Grab hóa giải vấn đề thực sự của Đông Nam Á. Vì thế, Grab là công ty vận chuyển hành khách được chào đón nhất trong khu vực. Chúng tôi sẽ đóng vai trò một công ty giúp định hình sự phát triển của Đông Nam Á thông qua hai loại hình dịch vụ đặc biệt cơ bản: vận tải và thanh toán di động”.

Ý tưởng đến với Anthony trong khi còn ở trường Harvard. Anh đọc đâu đó một trường hợp thế này: Một tổ chức xã hội ở châu Phi có tên là Lapdesk làm bàn học cho trẻ em vì địa phương thiếu những chiếc bàn học đủ chuẩn cho chúng.

Trẻ em ở đây cũng phải mất từ 30 phút tới một giờ đi bộ đến trường mỗi ngày. Và những gì lãnh đạo Lapdesk làm thật đơn giản. Đưa các quảng cáo có thu tiền lên mặt những chiếc bàn gấp học sinh mang đến trường hằng ngày. Và mặt bàn trở thành bảng quảng cáo di động.

Ví dụ đó khiến Anthony nghĩ về việc làm thế nào tạo ra ảnh hưởng xã hội sâu sắc hơn ngay tại gia đình. Lapdesk đã thực hiện tốt cả hai việc: làm việc tốt và làm việc sinh lợi cùng lúc. Và với những ý tưởng tương tự trong đầu, Anthony Tan cùng đồng môn Tan Hooi Ling đã bắt tay thực hiện ý tưởng công ty công nghệ Grab.
 

Đón đầu phát triển

“Nếu không có Grab ra đời, có lẽ tôi đã trở thành mục sư, vì trước đây tôi luôn có ý tưởng ấy”, nhà sáng lập Grab nói. “Tháng 11/2017, chúng tôi kỷ niệm lượt khách thứ 1 tỷ. Hiện nay, hơn 2 triệu lái xe là đối tác sử dụng giao thức kinh doanh của chúng tôi, nhưng chúng tôi chưa dừng lại”.

10-03-10_29161611-ky89872
Anthony Tan nói chuyện với tài xế xe ôm ở Indonesia

Theo ông Tan, Grab đang tập trung vào hai mũi nhọn phát triển tại Đông Nam Á là vận tải và thanh toán di động. Điều đó đòi hỏi phải tạo ra một nền tảng, phương thức giành được niềm tin của người tiêu dùng.

“Bản thân tôi luôn đi lại bằng các xe Grab”, Anthony Tan nói. “Tôi đi xe Grab, trả tiền bằng dịch vụ GrabPay. Tôi thường xuyên ngồi trực điện thoại để trực tiếp nghe ý kiến khách hàng. Đó không chỉ là kiểm tra mọi thứ, mà còn là gặp gỡ các lái xe và hành khách. Họ đều là khách hàng của tôi.Đó luôn là ưu tiên đối với tôi”.

“Lái xe của chúng tôi miệt mài trên các cung đường từng giờ, từng ngày. Điều cốt yếu là chúng tôi phải lắng nghe họ, những phản hồi từ khách hàng, hỗ trợ họ ngày một tốt hơn. Để đến cuối ngày, chúng ta có những lái xe hạnh phúc, những hành khách vui vẻ và tất cả đều hưởng lợi”.

(Kiến thức gia đình số 3)

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.