| Hotline: 0983.970.780

Trở lại rốn lũ Hoàng Mai

Thứ Năm 03/10/2013 , 09:58 (GMT+7)

8 giờ sáng 2/10, nước lũ trên toàn tuyến QL1A rút hết chúng tôi mới có điều kiện tiếp cận một số vùng tại TX Hoàng Mai, Nghệ An.

8 giờ sáng 2/10, nước lũ trên toàn tuyến QL1A rút hết chúng tôi mới có điều kiện tiếp cận một số vùng tại TX Hoàng Mai, Nghệ An.

Rẽ vào nhà ông Võ Đăng Công, 74 tuổi, trú tại khối Bắc Mỹ, phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai khi cả 2 vợ chồng ông đang dọn dẹp số đồ dùng đã nát bấy bốc mùi hôi và quét dọn lại sân nhà đầy bùn đất. Ông Công chưa hết bàng hoàng nói với PV: Chúng tôi lên đây ở đã được 31 năm. Chưa có năm nào lũ to như năm nay. Lúc đó khoảng 2 giờ sáng (1/10) thấy nước từ đâu tràn về cả xóm đều chạy ra đầu ngõ xem sao. Mới đứng được vài phút mà nước đã dâng lên ngập cả bàn chân. Tôi chạy về nhà thì nước đã ngập sân, lo chuyển mấy con gà lên chỗ cao ráo rồi đưa mấy vật dụng đặt trên bàn thì nghe ầm một tiếng, nhìn ra bức tường phía trước nhà dài khoảng 15 mét đã bị nước lũ xô đổ.


Người dân đang dọn lại nhà cửa sau trận lũ

Sang xã Quỳnh Dị, Chủ tịch Hồ Văn Đại chua xót cho biết: Dù đã có sự chuẩn bị từ trước nhưng một chiếc tàu đánh cá của ngư dân đã đứt dây neo trôi ra biển trong lúc một tàu khác bị mắc nạn dưới chân cầu Quỳnh Phương. Tất cả các xóm đều ngập nước, nhiều nơi nước ngập lên tận mái nhà.

Chúng tôi xuống vùng nuôi tôm xã Quỳnh Lộc, thấy hàng trăm người dân đang tranh thủ vớt tôm tràn. Gặp anh Nguyễn Ngọc Tuấn, trú tại xóm 1, xã Quỳnh Lộc đang vớt tôm trong ao nuôi của nhà mình. Anh Lộc cay đắng nói: Nhà tôi chỉ có 6.000 m2 ao nuôi. Vụ này tôi thả 50 vạn đến nay đã được 3 tháng. Lúc mới được 2 tháng rưỡi, mật độ dày quá nên tôi bắt tỉa bớt 1,7 tấn khi tôm mới được 100 con/kg bán với giá 130.000 đồng/kg. Trong đầm đang còn ít nhất cũng 3,5 tấn thì chỉ trong một ngày, nước lũ tràn qua cuốn mất sạch.

Cả vùng tôm này, có hàng chục hộ dân nuôi tôm (dân địa phương và các xã khác đến thuê đất nuôi tôm) đều bị mất trắng. Có hộ đầu tư tới 750 triệu mà chưa thu được một đồng nào như nhà ông Đinh Văn Đại, tại xóm 3A, xã Quỳnh Lộc. Nhà ông Hồ Văn Tam từ Quỳnh Liên ra thuê đất Quỳnh Lộc nuôi tôm. Ông Tam bỏ ra 1,2 tỷ đồng để đầu tư cho 2 ha tôm, giờ mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lộc cho biết: Đợt lũ này, toàn xã thiệt hại  khoảng 50 tỷ đồng. Xã nằm sát biển nhưng vẫn có 4 xóm với 450 hộ dân bị ngập từ 1,2 mét đến 1,5 mét. Trong số 105 ha tôm bị mất trắng, có 60 ha tôm nuôi đã được gần 90 ngày. Trọng lượng tôm đã được trên dưới 60 con/kg. Với giá bán gần 170.000 đồng/kg nên thiệt hại là rất lớn.

Ngược Quỳnh Trang, chúng tôi ghé vào nhà ông Lê Công Văn, 60 tuổi, trú tại xóm 5, thấy quá chua xót. Nhà ông Văn bị ngập sâu 2,5 mét nên gần như toàn bộ tài sản đã bị mất trắng.

Ông Văn nói: Nhà tôi nuôi 500 con gà đẻ để lấy trứng ấp bán cho dân nuôi. Chuẩn bị vào mùa mưa, tôi mua dự trữ lượng thức ăn mất mười mấy triệu đồng. Giờ tan xuống nước đã đành, nhưng số tài sản mà tôi tích cóp được và gây dựng nên cũng không cánh mà bay. Toàn bộ ti vi, tủ lạnh, máy phát điện và một lò ấp trứng công suất 3 vạn quả/mẻ cùng với 500 con gà đẻ bị mất sạch sành sanh...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm