| Hotline: 0983.970.780

Trồng cỏ ngọt, lo sốt vó

Thứ Năm 12/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

Theo tính toán của bà con, mỗi sào cỏ phải thu tối thiểu 4 lứa mới có lãi. Thế nhưng, nhiều ruộng chưa cho thu hoạch lứa nào đã phải nhổ bỏ vì bệnh lạ...

Khuôn viên trụ sở xã An Vỹ (Khoái Châu, Hưng Yên) không còn chỗ trống, bởi bà con tận dụng phơi cỏ ngọt. Phó chủ tịch xã phụ trách Đỗ Ngọc Chung bảo, năm ngoái nhà báo về đây thì vui hơn, vì cỏ được giá.

1 xã có 20 ha cỏ ngọt

Theo ông Chung, bình thường cỏ ngọt quy khô giá 60.000 đ/kg, cao điểm lên tới 64.000 đồng (mấy năm trước chỉ 40.000 đ/kg). Cỏ SX ra bao nhiêu, cuối ngày thương lái về tận làng vét hết bấy nhiêu, người trồng nở mặt nở mày.

Hỏi về năng suất, ông Chung cho biết 1 sào Bắc bộ (360 m2) cầm chắc 3,5 tạ cỏ khô/năm. Với giá 60.000 đ/kg đạt 21 triệu đồng/sào/năm, trong khi 1 ha lúa chỉ 17 triệu. Chi phí cho 1 sào cỏ ngọt chỉ hết vài triệu đồng, bởi bà con tự SX được giống. Trừ chi phí, 1 sào cỏ lãi ròng từ 17- 18 triệu, gấp mấy chục lần cấy lúa. Năm 2011 An Vỹ có 20 ha cỏ, chỉ riêng thu nhập từ cỏ đã trên 10 tỷ đồng…

Thu hoạch cỏ ngọt ở An Vỹ

Từ đầu năm đến nay, đầu ra của cỏ bỗng khó khăn hơn, giá cỏ khô tụt xuống chỉ còn 28.000- 30.000 đ/kg. Tuy giá đó vẫn có lợi hơn lúa nhưng đối với người trồng là một... cú sốc. Cùng ông Chung ra đồng thăm cỏ, một phụ nữ đã chạy theo chặn xe của chúng tôi: "Các bác có phải người của nhà máy đường Lam Sơn không?". Thấy chúng tôi lắc đầu, chị kể nửa tháng trước NM đường Lam Sơn đã về đây đặt vấn đề thu mua cỏ ngọt của một số hộ dân, và hẹn hôm nay (9/4) trở lại, nên từ sáng đến giờ bà con khấp khởi chờ.

Bó tay dịch hại?

Tại cánh đồng thôn Trung xã An Vỹ, chị Đàm Thị Nga đang thu hoạch cỏ trên thửa đất 1 sào của mình. Chị dừng tay cho biết: Nếu trồng cỏ vào vụ đông thì phải sau 4 tháng mới được thu lứa đầu. Thửa đất này tôi trồng từ tháng 7 âm lịch năm ngoái, nên chỉ sau 2 tháng đã được thu lứa đầu. Sau đó cứ 25 ngày lại thu 1 lứa. Nhưng giờ đang lo sốt vó lên đây…".

Rồi chị dẫn chúng tôi đi khắp ruộng, chỉ cho xem giữa những luống cỏ thấy rải rác một số cây đã héo và chết rũ. Nhổ 1 cây chết, rễ trắng, gốc có bụi phấn trắng bay lả tả. Chị Nga bảo: "Không biết là thứ bệnh gì, nhưng nó lan sang cây khác nhanh lắm. Thửa này của nhà em may mà bị ít, được thu đến lứa này là lứa thứ 5. Nhiều nhà chỉ thu được 2 lứa đã chết sạch rồi. Như nhà ông Yến sát cạnh nhà em, chưa được thu lứa nào đã hỏng, phải nhổ hết đi, vừa trồng lại đấy". 

Cỏ ngọt chết vì bệnh lạ, nỗi lo của nông dân An Vỹ

Cỏ ngọt là loại cây thân thảo thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ vùng biên giới Braxin- Paraguay (Nam Mỹ). Đường Stevia từ cỏ ngọt có độ ngọt gấp từ 5 đến 340 lần đường Saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy, hương vị thơm ngon, có thể thay thế đường mía.

Các công bố khoa học cho thấy cây cỏ ngọt có thành phần chống ung thư vòm họng, phòng và chống bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống béo phì… Tại VN cây cỏ ngọt có mặt từ năm 1988, đang được trồng tại một số tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng…

Theo tính toán của bà con, mỗi sào cỏ phải thu tối thiểu 4 lứa mới có lãi, bởi lứa đầu năng suất rất thấp, lứa hai cũng chưa thu được nhiều. Lứa ba thu nhiều nhất. Một năm, chỉ thu được 7 lứa là hết, phải trồng lại.

- Sao bà con không mời cán bộ BVTV của huyện, của tỉnh về xem, để họ xác định là bệnh gì, và cần dùng thứ thuốc nào để chữa trị? Phải biết bệnh thì mới chữa được chứ.

- Mời rồi, các ông ấy đã về, nhưng chỉ phán mấy câu là đi, còn chúng em ở đây đã dùng đủ các loại thuốc để phun; trồng sang cả đất mới, nhưng cũng đành bó tay vì dịch hại. Cơ đận này cuối cùng đành quay về với lúa thôi.

Nhiều bà con khác ở An Vỹ đang trồng cỏ cũng tỏ ra lo lắng không chỉ về thứ bệnh lạ trên cây cỏ ngọt mà còn lo cả về thị trường. Một nông dân lắc đầu:

- Năm ngoái đang giá cao ngất ngưởng, năm nay bỗng tụt xuống gần chạm đáy, thật không hiểu thị trường thế nào nữa.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, cỏ ngọt đang được một số tỉnh miền Bắc XK sang Trung Quốc, Mỹ. Nhưng giá xuất trên 2 USD/kg cỏ khô là quá rẻ. Với giá ấy, người trồng chưa thể lãi nhiều. Đã có 1 DN lập dự án đầu tư một dây chuyền sơ chế cỏ ngọt trị giá khoảng 12 triệu USD tại VN. Sau sơ chế, giá trị của loại cỏ nguyên liệu này có thể tăng lên; lúc đó thị trường mới ổn định hơn.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm