| Hotline: 0983.970.780

Trồng đậu phụng méo mặt

Thứ Ba 13/05/2014 , 07:32 (GMT+7)

Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. 

Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.

Bà Thủy cho biết, vụ đông xuân năm ngoái bà tỉa 3 sào đậu phụng quanh khu đất vườn. Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi nên vụ đó bà lặt được tổng cộng 360kg đậu phụng khô, bán tại nhà với giá bình quân là 25 ngàn đ/kg, bà kiếm không dưới 9 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản chi, bà lãi ròng 5 triệu đồng.

Vụ này, bà Thủy cũng làm ngần ấy diện tích nhưng sản lượng chỉ đạt 180kg đậu phụng khô, giảm một nửa so với trước.

“Sở dĩ năm nay năng suất tụt giảm nghiêm trọng là do khi ruộng đậu phụng đồng loạt ra hoa thì trời mưa lạnh kéo dài nhiều đợt khiến quá trình cây đậu phụng thụ phấn gặp khó khăn nên khi nhổ lên dây nào cũng lưa thưa trái” – bà Thủy nói.

Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Bà Thủy than phiền: “Năm ngoái, thời điểm này, có giá 25 ngàn đ/kg, còn nay dù có nài nỉ mấy thương lái cũng chỉ mua với giá 18 ngàn đ/kg. Chừ bán hết 180kg đậu đó, tôi thu được hơn 3,2 triệu đ. Trong khi đó, tiền mua hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, trả công nhổ và lặt đã tốn hết 4 triệu đồng. Thua lỗ nặng rồi”.

Theo ngành nông nghiệp Quảng Nam, vụ đông xuân năm nay nông dân trên địa bàn tỉnh canh tác tổng cộng 8.620ha đậu phụng.

Tuy nhiên, do nhiều diện tích đậu khi ra hoa, đâm tia gặp thời tiết quá bất lợi nên năng suất bình quân chung toàn tỉnh chỉ đạt 19,01 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm trước. Sản lượng đạt thấp, trong khi đó giá bán sản phẩm lại giảm mạnh khiến nhà nông xứ Quảng rầu lòng vì mất cả tiền tỷ…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm