| Hotline: 0983.970.780

Trồng đậu tương trên đất một vụ: Giải bài toán kinh tế vùng cao

Thứ Hai 14/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Đưa cây đậu tương vào đất một vụ đã góp phần giải bài toán kinh tế cho vùng cao, giúp người dân thoát đói nghèo…

Trao đổi kỹ thuật trồng đậu tương với nông dân
Các tỉnh miền núi phía Bắc có hàng trăm ngàn ha ruộng bậc thang, trong đó có khoảng 1/3 diện tích cấy được hai vụ, số còn lại bỏ hoang. Một tiềm năng đất đai bỏ phí, trong khi đó cuộc sống của người dân đang gặp vô vàn khó khăn. Đưa cây đậu tương vào đất một vụ đã góp phần giải bài toán kinh tế cho vùng cao, giúp người dân thoát đói nghèo…

Ruộng bậc thang là công trình vĩ đại của người dân miền núi, nhờ có ruộng bậc thang mà người dân miền núi mới ổn định được cuộc sống, hạn chế tình trạng du canh du cư và tệ nạn phá rừng làm nương rẫy. Tuy nhiên, phần lớn ruộng bậc thang chỉ cấy được một vụ do thiếu nước, hàng trăm ngàn ha bỏ hoang phí, chủ yếu là khu vực vùng cao cuộc sống của người dân vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Khai thác diện tích ruộng một vụ ở vùng cao từ lâu đã được các nhà quản lý và khoa học đưa ra, nhiều mô hình canh tác: Trồng ngô, đậu, lạc, khoai lang… có những kết quả khả quan, nhưng các mô hình đó chưa được mở rộng và sản phẩm chưa thành hàng hoá, mới chỉ dừng lại ở mức độ “tự cung tự cấp”, chưa tạo được nguồn thu cho người dân.

Mới đây, ngày 10-11/6 tại huyện Văn Chấn (Yên Bái), Trung tâm Chuyển giao Công nghệ & Khuyến nông (Viện Cây lương thực & CTP) tổ chức Hội nghị đánh giá mô hình SX đậu tương xuân trên ruộng bậc thang một vụ. Từ vụ xuân 2009, Trung tâm Chuyển giao CN & KN đã đưa 15 giống đậu tương tổ chức trồng ở 4 xã vùng cao: Nậm Có, Púng Luông thuộc huyện Mù Cang Chải; Tú Lệ, Nậm Lành thuộc huyện Văn Chấn với diện tích 8 ha. Việc chọn 4 xã vùng cao để xây dựng mô hình trồng đậu tương trên đất ruộng một vụ, do diện tích ruộng một vụ ở các xã này lớn, điều kiện thời tiết, đất đai và trình độ canh tác của người dân khác nhau, nhưng năng suất đều đạt từ 17-19 tạ/ha.

Vụ xuân 2010, Trung tâm Chuyển giao CN & KN tiếp tục triển khai xây dựng mô hình trồng đậu tương trên đất ruộng một vụ ở 4 xã trên, diện tích được mở rộng 18 ha, với 20 giống đậu tương: DT84, Đ8, ĐT20, ĐVN10, ĐVN9, ĐVN6, AK03, VX93…, có 140 hộ thuộc các dân tộc: Mông, Dao, Thái, Tày tham gia. Bà Lò Thị Son ở bản Phạ, xã Tú Lệ cho biết: Gia đình tôi có 1.200 m2 ruộng ở khu vực này, vì không có nước nên cũng chẳng biết làm gì, đất bỏ hoang cho lũ trẻ chăn thả gia súc. Trước đây gia đình tôi có trồng đậu tương địa phương, nhưng trâu bò phá hết, năm nào giữ được đến lúc được ăn thì cũng chỉ để cho đám trẻ mấy nồi luộc, ăn chơi. Năm nay gia đình tôi mới tham gia mô hình trồng đậu tương do Trung tâm Chuyển giao CN & KN tổ chức, mới đầu nghĩ chưa chắc được ăn đâu, nay thì biết chắc chắn được thu hoạch rồi…

TS. Lê Quốc Thanh - GĐ Trung tâm Chuyển giao CN & KN: "Chúng tôi đưa nhiều giống đậu tương lên đất ruộng một vụ, để bà con lựa chọn cho mình giống đậu tương phù hợp đất đai, trình độ canh tác và nhu cầu sử dụng. Điều kiện vụ xuân ở vùng cao rất phù hợp với cây đậu tương, qua một số năm triển khai mô hình, đã khẳng định cây đậu tương phát triển tốt trên đất ruộng một vụ. Như vậy, việc phát triển cây đậu tương trên đất ruộng một vụ không chỉ tận dụng được tài nguyên đất mà còn giúp cho người dân có thu nhập bền vững, nhanh chóng xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận dân số không nhỏ ở vùng cao…".
Ông Hoàng Văn Đòn chẳng ngần ngại: Nhà tôi có 2.000 m2 ruộng một vụ, trước đây có trồng ngô, nhưng không giữ được, trâu bò phá hết, chỉ thu được khoảng 2 tạ thôi. Năm nay gia đình tôi trồng đậu tương DT84, ĐVN10, mới đầu nghĩ không làm được. Nhưng làm theo cán bộ hướng dẫn cũng chẳng khó lắm đâu, trước kia mình cuốc hố nay cày bừa rồi bỏ phân, tra hạt theo rạch cũng dễ thôi…

Ông Đòn cười tít mắt: Đến bây giờ thì khả năng được ăn là chắc rồi, số ruộng này thu khoảng 4 tạ đấy… Tôi hỏi ông Đòn: Trồng đậu tương trên đất một vụ liệu có ảnh hưởng tới SX vụ mùa không? Ông Đòn lắc đầu: Đất ở đây phải gần tháng nữa mới có nước, trời chưa mưa thì lấy đâu ra nước để cày cấy? Cắt đậu tương xong thì cày cấy là vừa bác ạ. Trước đây chưa làm đậu tương mình chả biết làm gì đâu, ai có việc thuê thì làm nhênh nhang vài buổi, chẳng biết làm gì để kiếm tiền cho các cháu ăn học đâu. Tôi lại hỏi: Sang năm nếu không được nhà nước đầu tư thì gia đình mình có trồng đậu tương nữa không? Ông Đòn gật đầu: Làm nữa chứ, nếu nhà nước hỗ trợ cho giống thì tốt, nếu không thì mình mua giống về trồng thôi…

Dự kiến năng suất 18 ha đậu tương do Trung tâm Chuyển giao CN & KN tổ chức, tuỳ từng giống mà năng suất đạt: DT 84 năng suất 16-18 tạ/ha, ĐVN10 19-20tạ/ha, ĐVN9 18-19 tạ/ha, ĐVN 17-18 tạ/ha. Bà con ở 4 xã tham gia mô hình đều thích giống đậu tương ĐVN9 do ngắn ngày hơn ĐVN10 từ 5-7 ngày, nhưng năng suất vẫn cao lại đảm bảo làm vụ mùa.

Ông Nguyễn Hợp Đoàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Đưa cây đậu tương xuống chân ruộng một vụ, Trung tâm Chuyển giao CN & KN đã giúp giải quyết được bài toán kinh tế cho vùng cao. Từ hiệu quả kinh tế của mô hình năm 2009, vụ xuân năm 2010 diện tích đậu tương của Văn Chấn tăng gần 500 ha, vụ xuân 2011 có thể đạt 1.000 ha...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm