| Hotline: 0983.970.780

Trồng gấc cao sản

Thứ Sáu 13/12/2013 , 10:54 (GMT+7)

Nhận thấy cây gấc có khả năng thích nghi tốt với địa hình đồi núi, đất đỏ bazan, giá trị kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm KN-KN huyện Quỳ Châu trồng thử nghiệm 4 ha gấc tại 9 hộ dân ở bản Hòa Bình (xã Châu Bình).

Nhận thấy cây gấc có khả năng thích nghi tốt với địa hình đồi núi, đất đỏ bazan, giá trị kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm KN-KN huyện Quỳ Châu trồng thử nghiệm 4 ha gấc tại 9 hộ dân ở bản Hòa Bình (xã Châu Bình).

Phần lớn diện tích đất SX của gia đình ông Lang Văn Hòe, bản Hòa Bình là đất đồi, nên chủ yếu ông trồng sắn. Cây phát triển tốt, nhưng do giá bán ra thấp nên thu không đủ chi, vì thế nên gia đình ông cũng như các hộ khác cũng không mặn mà.

Khi Trạm KN-KN huyện triển khai mô hình trồng gấc cao sản, gia đình ông đã tìm hiểu và mạnh dạn đăng ký trồng thử nghiệm. Được cán bộ Trạm KN-KN huyện hướng dẫn tận tình, chi tiết nên chỉ sau 3 tháng chăm bón, cây đã ra hoa, cho quả hứa hẹn năng suất cao. 

Ước tính diện tích 1 ha có thể trồng đến 400 cây, gốc có bói nhiều cho thu hoạch khoảng 30 quả, trọng lượng trung bình từ 15 - 20 kg. Mỗi gốc gấc có tuổi thọ từ 15 - 20 năm. Chi phí cho 1 ha gồm tiền làm giàn, cọc gỗ và công lao động hết 74 triệu đồng, tính theo giá nhà máy thu mua hiện nay là 7.000 đồng/kg, mỗi hộ nông dân thu về 16 triệu đồng/ha. 

Bắt đầu từ vụ 2, kinh phí, công  chăm sóc giảm đáng kể, thu nhập có thể lên đến 60 - 70 triệu đồng/ha. Ngoài việc trồng lấy quả thì cây gấc còn được sử dụng để làm bánh, xôi, có tác dụng chữa bệnh... 

Trong quá trình triển khai dự án, các hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí, tổng số vốn đầu tư gần 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, họ còn được cung cấp giống, phân bón, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thâm canh.

Sau 3 tháng đưa thử nghiệm, tình hình rất khả quan, nhiều hộ nhận thấy giá trị của loại giống mới nên rất có ý thức chăm sóc. Ngoài những công đoạn bắt buộc, bà con còn chủ động mua thêm dây thép để làm giàn cho cây leo.

Thời gian vừa qua, thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều khiến đất ẩm ướt, tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại phát triển. Những dịch bệnh phổ biến như sâu đục thân, côn trùng có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Vì thế, cán bộ Trạm KN-KN đã khuyến cáo phòng trừ sâu bệnh kịp thời để vụ thu sắp tới đạt kết quả cao. 

Chị Cù Thị Thanh Yên, cán bộ kỹ thuật Trạm KN-KN huyện Quỳ Châu cho biết: Các hộ tham gia chương trình phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu của sâu bệnh cần báo cáo kịp thời, Trạm sẽ cung cấp thuốc phun diệt trừ ngay, tránh tình trạng để dịch bệnh lan tràn rồi tìm cách xử lý.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.