| Hotline: 0983.970.780

Trồng lạc lãi gấp 10 lần so với lúa

Thứ Năm 21/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Trồng 1 sào lạc cho lãi ròng 2,3 triệu đồng, trong khi lúa chỉ lãi 201.000 đồng. Ngoài ra, thâm canh lạc tốn ít nước, giảm công chăm sóc, sâu bệnh hầu như không có.

Vụ HT 2016, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam phối hợp với xã Bình Đào, huyện Thăng Bình SX 10ha lạc L23 trên đất lúa chuyển đổi. Có 70 hộ dân thuộc tổ 10, thôn Vân Tiên tham gia mô hình. Ngay từ đầu vụ, bà con được tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ giống, sử dụng chế phẩm Tricoderma.

Ông Lê Văn Để, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình đánh giá, đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cây lúa. Quá trình triển khai và theo dõi thấy mô hình cho thu nhập khá.

Ông Để hạch toán: Trồng 1 sào lạc đầu tư giống 450.000 đồng tiền giống, phân bón, thuốc BVTV, vôi… gần 400.000 đồng và tiền công 1,2 triệu đồng. Thu hoạch được 175kg, bán với giá 25.000 đồng/kg, cho thu nhập hơn 4 triệu đồng. Trừ chi phí cho lãi ròng 2,3 triệu đồng. Còn 1 sào lúa, tổng chi phí hết 1,3 triệu đồng, thu về chỉ 1,5 triệu đồng, cho lãi  201.000 đồng. Qua con số này cho thấy, trồng lạc lãi ròng gấp 10 lần trồng lúa.

“Mô hình chuyển đổi từ lúa sang trồng lạc rất có ý nghĩa trong công tác chuyển đổi cây trồng ở huyện Thăng Bình. Cây lạc cho năng suất cao, sinh trưởng và phát triển trên vùng đất thiếu nước. Nếu thâm canh tốt, trồng lạc sẽ cho giá trị kinh tế cao hơn nữa”, ông Để cho hay.

15-56-29_nh-3
Trồng lạc tiết kiệm 70% nước so với trồng lúa

 

Theo ông Để, giai đoạn gần đây cây trồng ảnh hưởng rất nặng nề từ biến đổi khí hậu. Tại Thăng Bình, một số vùng SX lúa gặp rất nhiều khó khăn về nước tưới. Do đó, việc chuyển đổi sang cây trồng cạn là rất cần thiết.

Đang thu hoạch 2 sào lạc do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ, nông dân Trần Thị Tâm ở thôn Vân Tiên cho hay, đầu vụ gia đình bà được hỗ trợ giống trồng 2 sào lạc L23 và chế phẩm Tricoderma. Vụ HT này, thời tiết có nhiều bất lợi, song năng suất lạc vẫn đạt khá.

“Trồng lạc có sử dụng chế phẩm sinh học đã hạn chế được sâu bệnh, củ to, đẹp. Dùng chế phẩm chỉ mất ít thời gian đầu vụ, nhưng cả vụ được lợi nhiều cái. Có thể nói sử dụng chế phẩm sinh học đã tiết kiệm được nhiều thứ”, bà Tâm bày tỏ.

Còn lão nông Lâm Văn Hậu cho hay, cánh đồng Tràm này thiếu nước thường xuyên, vụ ĐX bà con SX lúa, còn vụ HT thiếu nước nghiêm trọng. Qua 2 vụ liên tiếp được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ chuyển đổi sang trồng lạc, người dân có thu nhập.

15-56-29_nh-2
Lão nông Lâm Văn Hậu thu hoạch lạc

 

Theo ông Hậu, trồng lạc mỗi vụ chỉ tưới nước 3 đợt, so với cây lúa thì tiết kiệm hơn 70%, nhưng hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Trong khi đó, đầu ra của cây lạc rất thuận lợi, thời gian chăm sóc ít, thu hoạch xong tận dụng thân cây làm thức ăn chăn nuôi.

Ông Võ Tấn Sanh, GĐ HTX Nông nghiệp Bình Đào cho biết, trên địa bàn xã chủ yếu là vùng đất cát, hệ thống thủy lợi tê liệt, nước từ hồ Phú Ninh không về được, vụ HT trồng lúa rất khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là những giống cây chịu hạn như lạc là hết sức cần thiết...

Tỉnh Quảng Nam có khoảng 12.000ha lạc, là cây trồng truyền thống có diện tích đứng thứ 3, sau cây lúa và ngô. Tiềm năng diện tích trồng lạc có thể mở rộng trên 20.000ha trên đất lúa không chủ động nước tưới, nhiễm mặn. Diện tích lạc còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ chuyển đổi cây trồng đang được đẩy mạnh.

 

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.