| Hotline: 0983.970.780

Trồng lạc trên đất lúa

Thứ Hai 20/07/2015 , 09:54 (GMT+7)

Được sự hỗ trợ của Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi, vụ HT 2015 Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn đã triển khai thực hiện mô hình trồng lạc trên đất lúa thiếu nước. 

Mô hình thực hiện tại xã Bình Phú với quy mô 5 ha, 70 hộ tham gia. Giống lạc được bố trí trong mô hình là L14. Thời gian trồng đợt I từ 16 -18/4, đợt II từ 25 - 29/4.

Theo Trạm Khuyến nông Bình Sơn, từ khi trồng lạc đến nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí cao, lượng mưa ít, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đâm tia, hình thành quả lạc. Năng suất lạc trong mô hình dự kiến đạt trung bình 25,6 tạ/ha.

Về hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư SX lạc 44,41 triệu đ/ha, trong khi đó chi phí chi phí đầu tư cho lúa 27,92 triệu đ/ha (do chi phí giống lạc cao hơn). Tổng thu mô hình SX lạc 51,2 triệu đ/ha, cao hơn SX lúa trên cùng chân đất 12,2 triệu đ/ha (tổng thu mô hình SX lúa thuần là 39 triệu đ/ha).

Thu nhập bình quân 27,79 triệu đ/ha, trong khi trồng lúa trên cùng chân đất thu nhập 22,08 triệu đ/ha. Như vậy, hạch toán kinh tế cho thấy trồng lạc lãi hơn trồng lúa trung bình 5,7 triệu đ/ha.

Đặc biệt, SX lạc tiết kiệm nước tưới so với lúa. Trong trường hợp tưới nước bằng chạy mô tơ điện thì SX lạc tiết kiệm hơn lúa là 800 ngàn đ/ha. Ngoài ra, trồng lạc còn góp phần cách ly nguồn sâu bệnh, tăng độ phì cho đất, đồng thời nâng cao năng suất.

Trạm Khuyến nông Bình Sơn đề nghị các địa phương có kế hoạch quy hoạch những vùng đất lúa bấp bênh, không chủ động nước tưới sang trồng lạc để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho nông dân.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất