| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm bào ngư lãi cao

Thứ Hai 30/09/2013 , 10:00 (GMT+7)

Thị trường nấm bào ngư đang tiêu thụ khá mạnh, giá cả ổn định từ 35.000 - 40.000 đ/kg.

Ông Lê Văn Út ở khu vục Thới Hưng, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy (Cần Thơ) là một trong những người thành công SX phôi giống và trồng nấm bào ngư (giống Nhật Bản) với 5 trại. Mỗi trại chứa 5.500 bịch phôi, ông Út thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Từ năm 1997 khi nghề trồng nấm bắt đầu phát triển, ông Út đã có kinh nghiệm về kỹ thuật SX phôi và trồng nấm mèo đen. Tuy nhiên thu nhập không cao. Mãi đến năm 2009, sau khi được UBND phường Thới An Đông cử đi tập huấn về mô hình trồng nấm bào ngư giống Nhật Bản, ông mới mạnh dạn đầu tư vào mô hình này. Ông nhận thấy mô hình khá hấp dẫn, không cần vốn nhiều, diện tích vừa đủ cũng co thể trồng nấm bào ngư.

Ông Út cho biết: Việc xây cất trại không cần nhiều vốn, mỗi trại diện tích 6 x 12m, mái lợp lá, nền đất và xung quanh và lưới bao phủ để tạo ánh sáng và độ ẩm thích nghi. Bên cạnh đó, cần trang bị máy phun sương tự động gắn trên mái nhà và trang bị đồng hồ đo độ ẩm trong nhà trồng nấm. Nhiệt độ lý tưởng trong trại nấm đảm bảo từ 25 - 28 độ C và ẩm độ 75 - 85%.

Theo ông Út, muốn cho phôi tăng trưởng tốt cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo đảm môi trường không bị nhiễm bệnh. Nhà trại phải cách xa chuồng trại gia súc. Nguyên liệu dùng làm phôi phải bảo quản tốt, tuyệt đối không ẩm mốc.

Thị trường nấm bào ngư đang tiêu thụ khá mạnh, giá cả ổn định từ 35.000 - 40.000 đ/kg. Với 5 nhà trại, khoảng 25.000 bịch phôi, bình quân mỗi ngày thu hoạch trên 50 - 60 kg nấm tươi. Từ khi cấy meo vào bịch phôi cho đến lúc thu hoach nấm mất khoảng 60 ngày và thời gian phôi cho nấm kéo dài 7 - 8 tháng mới tàn. Bình quân mỗi bịch phôi từ đầu đến cuối vụ có thể cho từ 300 - 600 gram nấm.

Vợ chồng ông Út vừa trực tiếp trồng nấm vừa SX cung cấp phôi giống bán cho bà con nông dân với giá 5.000 đồng/bịch. Sau đó ông Út còn kiêm luôn phần thu mua lại sản phẩm của người trồng để giao hàng cho thương lái. Hiện nay, mỗi đợt ông nhập về 1 xe nguyên liệu mùn cưa khoảng 8 tấn, cho ra 8.000 bịch phôi. Sau khi trừ hết các chi phí ông còn lời khoảng 3 - 5 triệu đồng. Với cách làm nầy, bình quân mỗi năm ông còn lời khoảng 300 triệu đồng.

Ông Út cam đoan: Trồng nấm bào ngư không khó và không vất vả như các loại nấm khác. Ai cũng có thể nuôi và trồng nấm thành công với điều kiện phải nắm vững quy trình kỹ thuật. Điều cần lưu ý là nhà trại phải có hệ thống cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh gió lùa trực tiếp, ánh sáng vừa phải, tỏa đều để nấm phát triển đều. Thêm nữa là cách sắp xếp các bịch phôi nấm sao cho vững vàng, không bị ngã đổ và ít chiếm diện tích. Phải tưới bằng béc phun nhuyễn như sương và tưới thật đều 3 - 4 lần/ngày.

Về kỹ thuật SX phôi cũng đòi hỏi phải hết sức nghiêm ngặt, vì chúng rất nhạy cảm với môi trường, nhất là hóa chất và thuốc trừ sâu. Trước và sau khi nuôi trồng cần làm vệ sinh quanh khu vực, khử trùng tiêu độc các loài nấm dại. Ngay cả chất độn như mùn cưa cũng phải chọn những loại gỗ tốt, không có tinh dầu mới đạt yêu cầu. Sau khi cho nguyên liệu vào bịch ny long, tất cả đều được đem hấp ở nhiệt độ 200 độ C suốt 7 tiếng đồng hồ. Sau đó để nguội mới bắt đầu cấy meo.

Trại SX nấm bào ngư của ông Út được cấp bằng độc quyền sở hữu trí tuệ. Đầu ra sản phẩm không còn lo ngại, thương lái đến tận nơi thu mua. Ông Út cho biết sẵn sàng hướng dẫn nông dân muốn nuôi trồng nấm sạch tăng thêm thu nhập.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm