| Hotline: 0983.970.780

Trồng ổi xá lị bán quanh năm

Thứ Sáu 25/02/2011 , 10:31 (GMT+7)

Anh Liêm cho biết, ưu điểm của giống ổi này cho thu hoạch quanh năm, trung bình mỗi năm gia đình anh thu được khoảng 40 tấn ổi, lãi khoảng 20 triệu đồng/sào/năm.

Từ trước và sau Tết, đặc sản ổi xá lị của gia đình anh Nguyễn Thiện Liêm ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) không kịp thu hoạch để cung cấp cho thị trường bán buôn và bán lẻ. Do giống ổi này quả to, mọng nước, ăn rất ngon nên người tiêu dùng rất ưa chuộng…

Sau nhiều năm vất vả, loay hoay chuyển đổi hết từ cây trồng này sang cây trồng khác nhưng cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Thiện Liêm (Mười Liêm) vẫn chỉ tạm ổn. Cách đây khoảng gần 4 năm, anh đã quyết định “đột phá” chuyển một phần diện tích vườn qua trồng giống xá lị (ổi không hạt), vì qua tham khảo thực tế vùng đặc sản ổi Bình Lộc (TX Long Khánh) cùng chất đất mà trồng giống ổi này phát triển rất tốt.

Lúc đầu, Mười Liêm mới chỉ trồng thử khoảng 2,5 sào ổi xá lị để theo dõi chất lượng và thăm dò thị trường. Tuy nhiên, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm (TTK) và bón phân qua đường ống cho vườn ổi. Sau 18 tháng, cây ổi bắt đầu cho trái, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/sào/năm, tăng gấp đôi so với các vườn trồng theo phương pháp truyền thống. Ổi trồng trong vườn nhà anh có chất lượng cũng không thua kém so với ổi trồng ở bên xã Bình Lộc. Do vậy, anh Liêm đã quyết định đầu tư nhân rộng thêm diện tích trồng ổi lên 6 sào và cả vườn đều được đầu tư hệ thống TTK và bón phân qua đường ống rất bài bản.

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn ổi đang trong đợt thu hoạch, Mười Liêm phấn khởi tâm sự: “Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ vườn ổi này mà có vốn tái đầu tư “cứu” được nhiều cây khác trong vườn đấy. Do vậy, đến nay tôi xác định ổi là cây trồng chính, còn các cây khác trong vườn chỉ là phụ, trồng xen canh thêm cho đỡ trống vườn”. Theo Mười Liêm, nhờ lắp đặt hệ thống TTK nên công tưới, bón phân và tiền điện giảm được phân nửa nhưng vườn ổi sinh trưởng rất tốt, ít sâu bệnh, giảm tiền thuốc và công phun xịt thuốc BVTV. Thực tế năng suất cây ổi đã tăng gấp đôi, trong khi tổng chi phí đầu vào giảm được gần một nửa.

Toàn khu vườn ổi nhà Mười Liêm với khoảng 800 gốc, cây nào cũng chíu chít trái được gia đình anh cho bao trái cẩn thận để tránh ruồi đục quả và giữ an toàn không bị dính hoặc nhiễm thuốc BVTV. Anh Liêm cho biết, ưu điểm của giống ổi này cho thu hoạch quanh năm (rải vụ), trung bình mỗi năm gia đình anh thu được khoảng 40 tấn ổi. Tính ra, với giá ổi bỏ mối bình quân 500 đ/kg, sau khi trừ hết chi phí gi đình anh còn thu lời khoảng 20 triệu đồng/sào/năm.

Là người gắn bó với vùng đất này đã mấy chục năm làm kinh tế vườn nhưng chỉ đến khi trồng cây ổi anh Liêm mới cảm thấy yên tâm. Cầm những trái ổi xá lị to chín mọng trên tay, Mười Liêm hào hứng khoe: “Cũng chỉ vì dịp Tết vừa rồi hút hàng khiến cả nhà mình vất vả chẳng được nghỉ yên ngày nào vì cánh mối lái cứ alô thúc vặt trái để họ đến hốt bao nhiêu cũng hết. Do vậy, ngày mồng 2 Tết cả nhà đã phải hô hào ra vườn hái ổi cho kịp hàng giao...”.

Theo kinh nghiệm của anh Liêm, trồng giống ổi này cần phải chú ý khâu xử lý cắt đọt tỉa tán để cây ra trái nhiều và chủ động được thời điểm thu hoạch theo đúng ý mình, tránh để rộ trái mới cắt đồng loạt thì không xuể. Tuy nhiên, khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái là phải tiến hành bao trái liền để tránh ruồi đục và nhiễm thuốc BVTV. Hiện nay, khoảng nửa tháng gia đình anh lại thu hoạch một đợt theo kiểu cuốn chiếu.

Hiện vườn ổi của gia đình Mười Liêm khá nổi tiếng vì chất lượng ổi sạch ngon, mẫu mã đẹp khiến các mối lái đều tìm đến tận vườn thu mua. Tuy nhiên, anh Liêm cho biết, nếu có điều kiện đem ổi ra tận chợ bán giá vẫn cao hơn gấp đôi giá bán buôn tại vườn. Đối với đặc sản ổi xá lị rất ít khi bị dội hàng vì ngay trong mùa rộ chôm chôm năm trước (khoảng tháng 5/2010) gia đình anh vẫn tiêu thụ ổi ào ào, giá thấp nhất cũng được 4.200 đ/kg, trong khi nhiều loại trái khác bị rớt giá thê thảm.

Theo Mười Liêm, do nhận định thị trường giống ổi này còn nhiều tiềm năng, nhất là vài năm gần đây ổi xá lị luôn là “hàng độc”, là đặc sản của địa phương và luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu” nên anh Liêm rất yên tâm với nhu cầu của thị trường. Mới đây, anh đã đầu tư mở rộng quy mô vườn trồng thêm 400 gốc ổi (3 sào) để đáp ứng nhu cầu mối hàng.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hạn hán khốc liệt, nhiều diện tích cà phê bị cháy khô

GIA LAI Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khiến cho nhiều diện tích cà phê bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm