| Hotline: 0983.970.780

Trồng ổi xen cam hạn chế bệnh Greening

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:56 (GMT+7)

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” hạn chế bệnh Greening.

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.

Dự án đã tổ chức tập huấn, chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật cho hộ tham gia mô hình 6 quy trình công nghệ gồm: Quy trình thiết kế vườn, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý dinh dưỡng, thu hoạch - bảo quản cam, ổi và xử lý ra hoa trái vụ cho ổi.

Thông qua các lớp tập huấn, học viên được học lý thuyết trên lớp và thực hành ngay tại các vườn trồng ổi xen cam về các biện pháp kỹ thuật như bón phân, nhận biết sâu bệnh và biện pháp phòng trừ, kỹ thuật ghép đoạn cành, ghép mắt để nhân giống bằng phương pháp vô tính, cắt tỉa để tạo hình, tạo tán và xử lý cho ổi ra hoa trái vụ…Đối tượng theo dõi là 2 giống ổi không hạt và ổi Đài Loan trồng xen trong các vườn cam Xã Đoài hoặc cam V2.

Kết quả theo dõi sau 3 năm thực hiện dự án cho thấy:

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ổi, cam trên cả 2 mô hình đều nhanh hơn so với đối chứng trồng thuần cam, trong đó cây ổi trong mô hình trồng mới (ổi xen cam) sinh trưởng nhanh hơn so với cây ổi trong mô hình trồng ổi xen trong vườn cam 2 tuổi, có thể là do nhu cầu dinh dưỡng cây cam 2 tuổi đã ảnh hưởng đến cây ổi mới trồng. Tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cả 2 giống ổi trồng xen trong 2 mô hình (trồng mới xen cam và trồng xen trong vườn cam 2 tuổi) đều cao và không có sự khác biệt giữa 2 công thức.

- Tình hình sâu bệnh hại: Trồng ổi xen trong cườn cam có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh greening trên cây cam (tỷ lệ nhiễm bệnh greening ở mô hình trồng mới ổi xem cam là 13,3%, mô hình trồng ổi xen cam 2 tuổi là 20% trong khi ở vườn không trồng xen ổi là 56,67%); làm giảm số lần phun thuốc trong vườn cam từ 25 - 30 lần/năm xuống còn 3 - 5 lần/năm; làm giảm tỷ lệ sâu bệnh hại trên vườn cam, đặc biệt là một số sâu bệnh hại quan trọng như rầy chổng cánh, rệp muội và sâu vẽ bùa, do vậy sẽ giảm sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Về hiệu quả kinh tế: Mặc dù mô hình mới thu bói năm đầu nhưng đầu tư theo quy trình trồng xen ổi trong vườn cam chỉ hết 141,8 triệu đồng, năng suất đạt 7,65 tấn/ha ổi, 10,53 tấn/ha cam. Thu nhập bình quân đạt 175,95 triệu đồng/ha, lãI thuần đạt 34,15 triệu đồng/ha.

- Nhờ trồng xen ổi trong vườn cam mà độ che phủ đất cao hơn, hạn chế được độ bốc hơi, đất được giữ ẩm tốt hơn, cât cam sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Các kỹ thuật được áp dụng trong mô hình trồng xen ổi với cam góp phần quản lý cây trồng tổng hợp, giúp người nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, chuyển đổi theo hướng thâm canh, SX hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm