| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau an toàn bán Tết

Thứ Tư 03/02/2010 , 12:23 (GMT+7)

Càng gần Tết Nguyên đán, các mặt hàng tiêu dùng như rau, củ, quả càng có nhiều biến động và đang “nóng” dần, nhất là đối với các sản phẩm rau, củ an toàn (VietGap),...

Càng gần Tết Nguyên đán, các mặt hàng tiêu dùng như rau, củ, quả càng có nhiều biến động và đang “nóng” dần, nhất là đối với các sản phẩm rau, củ an toàn (VietGap), giá cả bắt đầu tăng do nhu cầu tiêu thụ lớn trong dịp Tết này…

NỞ RỘ MÙA RAU GAP

Từ sáng sớm trên nhiều ngả đường ở vùng trồng rau huyện Hóc Môn (TP.HCM) có hàng loạt chuyến xe chở đầy ắp rau, củ các loại đang đua nhau chạy về điểm thu mua để kịp giao bán đi các nơi. Chúng tôi tìm đến khu vực trồng rau theo quy trình VietGap của các hộ dân. Tại đây, chúng tôi chứng kiến cả vùng toàn trồng rau phủ lưới kín, các vườn rau đều có biển cắm “VietGap” trên những liếp rau thẳng tắp, nhìn cây rau không thấy có một vết sâu cắn.

Nông dân Phạm Ngọc Hòa, ấp 5, xã Đông Thạnh hào hứng khoe: “Từ ngày trồng rau theo quy trình VietGap, vừa đỡ vốn đầu tư, đến khi thu hoạch rau lại bán ào ào, giá cao, chẳng phải thức đêm nhổ rau để đem ra chợ bán nữa, khỏe re…!”. Vợ chồng anh Hòa người gốc Nam Định, vào đây đã mấy năm thuê được 2.000 m2 đất trồng các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải rổ, dền, mồng tơi, bó xôi… Trước đây vợ chồng anh chỉ biết trồng rau theo kinh nghiệm, phun xịt thuốc vô tư thoải mái và thường phải lang thang bán rau tự do ở…“chợ chạy” nên giá cả rất bấp bênh, thậm chí có ngày rau ế chẳng bán được mớ nào đành nghiến răng đổ đi hết. Vậy nhưng, từ tháng 9/2009 có một DN xuống đặt vấn đề đầu tư sản xuất và sẽ bao tiêu đầu ra sản phẩm, vợ chồng anh Hòa bắt đầu hết cảnh chạy chợ bập bõm. Theo anh Hòa, đến nay vợ chồng anh đã cung cấp hơn chục đợt rau an toàn các loại. Khi đến ngày thu hoạch, nếu số lượng ít thì tự đem lên điểm thu mua cân rồi lấy tiền, còn nhiều thì chỉ cần thông báo cho DN xuống lấy, chẳng mất công phải kỳ kèo giá cả như ngoài chợ.

Hộ ông Nguyễn Văn Tâm kế bên cũng đang trồng 1.500 m2 rau an toàn. Hiện mỗi ngày gia đình ông thu được khoảng vài tạ rau các loại, và chỉ cần “alô” là đơn vị ký hợp đồng xuống gom hàng. “Đang trồng rau tự do, phun xịt thuốc lung tung miễn sao để hàng rau mình đẹp mới mong bán được giá. Vậy nhưng đến nay khi “ép” vào quy trình, lại phải ghi chép nhật ký đồng ruộng hàng ngày, lúc đầu cũng thấy hơi khó chịu, nhưng làm riết cũng quen dần. Được cái là đầu ra ổn định, giá bán cũng cao hơn ngoài thị trường…” - ông Tâm nói.

CAM KẾT THU MUA RAU GAP GIÁ CAO

Theo tìm hiểu của NNVN, hiện nay đã có một đơn vị đồng ý ký hợp đồng bao tiêu rau, củ theo quy trình VietGap với người dân của 6 xã thuộc địa bàn huyện Hóc Môn trên diện tích khoảng 750 ha. Đơn vị này cũng cam kết với người dân sẽ đầu tư về vật tư sản xuất gồm khâu làm đất, phân bón vi sinh, bình phun thuốc, các phương tiện thu hoạch, tủ thuốc BVTV (khoảng 80 triệu đồng/hộ/năm). Đồng thời luôn giữ ổn định giá thu mua sản phẩm rau VietGap (nhất là trong dịp Tết này) sẽ cao hơn từ 10-20% so với giá thị trường.

Gặp chúng tôi, anh Phạm Văn Mão, tổ 4, ấp 2, xã Nhị Bình phấn khởi tâm sự: “Sản phẩm rau muống nước của chúng tôi đến nay đã được chứng nhận VietGap, được DN ký hợp đồng đầu tư bao tiêu với giá cao hơn giá ngoài thị trường khiến bà con ai cũng mừng. Do vậy, chúng tôi chỉ mong DN này giữ đúng cam kết với dân và hợp đồng lâu dài, ổn định giá thu mua!”.

Gia đình anh Mão có 11.000 m2 trồng rau muống nước, trước kia phải “căn” ngày chợ để cắt rau bán cho được giá, nhưng hầu hết cũng phập phồng, ngày nào biết giá ngày đó. Nhưng từ ngày ký hợp đồng trồng rau muống theo tiêu chuẩn VietGap để bán cho công ty, đời sống của các hộ dân mới bắt đầu khấm khá. Anh Mão còn được phía công ty tuyển dụng làm tổ trưởng tổ rau an toàn, có trách nhiệm đôn đốc, giám sát các hộ dân trồng rau muống theo đúng quy trình. Đồng thời, có trách nhiệm bàn bạc giá thu mua rau của công ty để hàng ngày, hàng tuần phổ biến cho bà con biết.

Ông Phạm Văn Thắm, tổ trưởng tổ rau, ấp 1, xã Nhị Bình cũng cho biết: “Gia đình các tổ trưởng cũng như người dân đều bình đẳng, hàng ngày cung cấp rau cho công ty và được thanh toán theo tuần (thứ 2 lên công ty nhận tiền). Tuy trồng rau theo quy trình VietGap năng suất không cao hơn so với trồng thường, nhưng bù lại bán được giá cao và ổn định khiến các gia đình đều có ý thức tự giác thực hiện rất nghiêm túc”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm