| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau an toàn bằng giá thể GT 05

Thứ Ba 21/10/2008 , 08:00 (GMT+7)

Sau nhiều năm nghiên cứu, kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05 đã cho có những thành công trên diện rộng...

Trồng rau mầm bằng giá thể nền hữu cơ GT 05

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05.

GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi.

Kỹ thuật sản xuất rau mầm

Cho giá thể vào khay (khay nhựa, hộp xốp, chậu thưa, rổ, rá…) có độ dày từ 2-3cm rồi dùng tay ấn nhẹ cho bề mặt phẳng. Hạt giống sản xuất rau mầm (cải củ, rau muống, đậu Hà Lan, đỗ xanh…) được ngâm trong nước ấm 30-45oC (2 phần nước sôi + 1 phần nước lạnh) từ 1 đến 2 giờ rồi vớt ra để ráo. Rắc đều hạt giống đã ngâm no nước lên bề mặt giá thể với mật độ dày, khoảng 20g hạt giống cho 1 khay có kích thước 50 x 60cm. Dùng tay ấn nhẹ cho hạt tiếp xúc với giá thể. Đem các khay hạt đã gieo xếp vào chỗ tối, nếu không có điều kiện thì che bớt 50% ánh sáng trong 1-2 ngày đầu. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho rau mầm bằng cách tưới nhẹ 2 lần/ngày. Sau 5-10 ngày cho thu hoạch 1 lứa rau mầm tùy theo loại rau. Dùng dao, kéo cắt sát gốc hoặc nhổ cả rễ. Sau mỗi lần thu hoạch, phơi khô giá thể để tái sử dụng bằng cách bổ sung thêm dinh dưỡng, tỷ lệ cho rau ăn lá: N:P:K=1:1:1 và rau ăn quả 8:4:8.

Kỹ thuật trồng rau ăn lá và rau ăn quả

Cách làm tương tự như đối với trồng rau mầm nhưng mật độ gieo thưa hơn, lượng giống chỉ bằng khoảng 1/5 so với trồng rau mầm (4-5g/khay). Độ dày của giá thể cần đạt ít nhất 5-7cm, trong đó: với các loại rau ăn lá như rau muống, các loại cải, mồng tơi, rau dền… giá thể dày từ 5-10cm; các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, mướp… có độ dày từ 20-25cm. Sau khi đã gieo, khay hạt giống được đặt nơi có nhiều ánh sáng như ngoài sân, lan can, sân thượng và hàng ngày tưới đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Với rau ăn lá 25-30 ngày sẽ cho thu hoạch (rau muống, rau dền, các loại cải, mồng tơi…) thì nên ngắt ngọn từ lá thứ 3 để kích thích cây phát triển nhiều nhánh phụ. Sau khi thu hoạch được 3-4 lứa cần bổ sung phân bón hữu cơ (khoảng 2 nắm/khay) sau mỗi lần thu hoạch. Sau mỗi đợt trồng, giá thể có thể được tái sử dụng bằng cách phơi khô (để diệt nấm bệnh, côn trùng) và trộn thêm 50% giá thể mới rồi trồng lại như cũ.

Kỹ thuật trồng rau mầm, rau ăn lá hoặc rau ăn quả

Cách làm tương tự như trồng rau ăn lá và rau ăn quả nhưng mật độ hạt được gieo dày hơn (10-20g/khay). Sau khi gieo từ 5-10 ngày, tức hạt đã nhú 2 lá thật, tiến hành tỉa thưa dùng làm rau mầm, chỗ còn lại (khoảng 1/5 số cây ở khay) tiếp tục chăm sóc để lớn thành rau ăn lá hoặc rau ăn quả. Thường xuyên tưới đủ ẩm, bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ qua lá… nhằm đảm bảo có đủ dinh dưỡng tốt nhất sẽ cho năng suất cao, chất lượng rau, quả cao nhất.

Địa chỉ liên hệ để mua giống, giá thể và tư vấn thêm về kỹ thuật: Giá thể nền hữu cơ GT 05 của Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng sản xuất đã được được đưa vào danh mục phân bón được phép sử dụng tại Việt Nam theo quyết định số 1329 QĐ/BNN-KHCN ngày 15/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bà con có nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với Trung tâm tại địa chỉ: 134 Hồ Tùng Mậu, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà nội; ĐT: 043.7643453.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm