| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau trong hộp xốp

Thứ Năm 23/01/2014 , 10:13 (GMT+7)

Trồng rau trong hộp xốp là một việc làm cần thiết, an toàn cho người sử dụng.

Rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm gia đình, song nhiều hộ không có điều kiện trồng vì diện tích đất vườn không có... Việc mua rau ăn là mối lo lắng cho nhiều người bởi thực phẩm ô nhiễm. Nhiều nơi chưa có cửa hàng bán rau an toàn. Vì vậy trồng rau trong hộp xốp là một việc làm cần thiết, an toàn cho người sử dụng.


Trồng rau hộp xốp đảm bảo ATVSTP

Qua thực tế từ một số mô hình trồng rau trong hộp xốp, xin chia sẻ kinh nghiệm để mọi người tham khảo:

Chuẩn bị nguyên vật liệu: Hộp xốp sử dụng trồng rau là những hộp đựng hoa quả hay thực phẩm đông lạnh... tìm mua vào các vụ quýt rất dễ và rẻ. Hộp xốp có thể sử dụng trồng cả các loại rau ăn lá lẫn các cây màu ăn quả như cà chua, ớt, bầu, bí, su su... Tùy theo các loại cây rau màu khác nhau mà có thể sử dụng hộp xốp có kích thước và chiều sâu khác nhau. Rau ăn lá chỉ cần dùng hộp xốp có chiều cao khoảng 25 - 30 cm nhưng các cây màu ăn quả như cà chua, ớt, bầu, bí... thì nên chọn các hộp xốp có chiều cao khoảng 40 - 45 cm để có thể đổ được nhiều đất cho cây sống và phát triển thuận lợi.

Hộp xốp sau khi mua về cần được đục thủng 2 lỗ có đường kính nhỏ khoảng 0,5 - 1 cm ở 2 đầu chéo góc. Làm như vậy để thoát nước tốt, cây không bị chết úng khi gặp trời mưa hoặc tưới nước quá đẫm.

Vị trí đặt các hộp xốp rất đơn giản. có thể đặt hộp trên trần thượng, sân, bờ tường, lan can... nơi có nắng.

Giá thể trồng cây bao gồm đất trồng, xỉ than hoặc trấu mục và phân chuồng mục (nếu không có phân chuồng nên thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh). Tỷ lệ các nguyên liệu trên lần lượt là 3: 1: 1. Nhất thiết phải có xỉ than hoặc trấu mục trộn vào đất trồng trong hộp xốp để giúp rễ cây phát triển được thuận lợi. Thực tế cho thấy, cây trồng sống trong hộp xốp bộ rễ rất hay bị thối hỏng, nhất là vào mùa hè hoặc có nhiều mưa. Do nhiệt độ bên trong hộp xốp luôn cao hơn đất ruộng vườn và khả năng thoát nước kém khi gặp mưa.

Kỹ thuật gieo trồng: Các nguyên liệu trên được trộn đều và đổ vào hộp xốp. Tùy theo các loại cây định trồng có bộ rễ ăn nông hay sâu mà đổ lượng giá thể sao cho phù hợp. Rau ăn lá chỉ nên đổ giá thể dày khoảng 20 - 25 cm, các cây ăn quả, củ nên đổ dày hơn 30 - 35 cm. Trước khi gieo trồng rau nên bón lót bổ sung một lượng nhất định NPK (bón cách mặt khoảng 3 - 6 cm tùy theo các loại cây trồng để giúp cây sớm có dinh dưỡng phát triển và bền cây).

Một số chú ý:

- Không nên bón lót phân NPK quá nhiều sẽ dễ làm cây bị thối rễ và chết.

- Cần bổ sung một lượng vôi tả hoặc nấm đối kháng Trichoderma vào giá thể trước khi trồng để xử lý đất, giảm thiểu lượng cây con chết vì bị bệnh thắt thân hoặc thối hỏng rễ (bởi môi trường trong hộp xốp luôn nóng, ẩm).

- Khi tưới cho rau màu trong hộp xốp chỉ nên tưới đủ ẩm (ngấm hết nước). Không nên tưới quá nhiều, cây dễ bị chết úng hoặc bị bệnh ở rễ. Không nên tưới quá muộn vào chiều tối.

- Với các cây thuộc họ bầu bí khi trồng trong hộp xốp nên tưới nước thường xuyên (2 lần/ngày vào mùa nắng), tránh để cây thiếu nước héo lá nhất là khi cây đang ra hoa hay mang quả.

- Thường xuyên xới xáo quanh rễ cây trong hộp xốp để được thông thoáng.

- Vì lượng giá thể trong hộp xốp là hạn chế hơn so với đất ruộng, vườn nên bón thúc định kì nhiều lần và cân đối các dinh dưỡng cho rau màu trong đó.

- Không nên gieo trồng rau màu quá dày trong hộp xốp.

- Nên che chắn hoặc di chuyển vào trong lán cho rau hộp xốp khi gặp mưa to kéo dài.

- Sau mỗi vụ rau, nên bổ sung kịp thời phân bón để bón lót trước khi trồng lứa/vụ rau mới. Đối với cà chua, ớt, bầu, bí... nếu có điều kiện nên thay giá thể trong hộp cho vụ sau.

- Trồng rau trong hộp xốp cũng cần tuân thủ chế độ luân canh để giảm thiểu lượng cây bị bệnh.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm