| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau VietGAP

Thứ Ba 19/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

SX rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu nông sản. 

Để có được thực phẩm sạch trên mỗi bàn ăn gia đình cũng như đạt hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ... cần phải thực hiện VSATTP từ khâu SX, sơ chế, đóng gói, bảo quản đến tiêu thụ rau.

Mặc dù, quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (VietGAP) được ban hành từ năm 2008 và áp dụng vào SX nhưng có rất nhiều cá nhân, tổ chức SX rau quả vẫn chưa nắm và áp dụng được quy trình này, nhất là các vùng nông thôn.

Thực tế cho thấy hầu hết người trồng rau ăn và bán ở nông thôn đều tưởng cứ cách ly được thuốc BVTV cho rau quả theo đúng quy định là đảm bảo rau được an toàn. Vì vậy, để có những kiến thức cơ bản nhất về quy trình SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng rau cần thực hiện và đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu sau đây:

+ Chọn đất trồng rau VietGAP: Vùng đất chọn trồng rau cần phải được cơ quan có thẩm quyền phân tích các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học. Nếu đủ điều kiện theo TCVN hoặc đã được khắc phục ô nhiễm thì cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận để SX rau an toàn.

Để vùng trồng rau VietGAP được duy trì bền vững khi chọn cần cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, khu chăn nuôi tập trung và đường quốc lộ. Tiến hành đánh giá lại mức an toàn của vùng SX theo định kỳ 3 năm 1 lần. Nếu bị ô nhiễm cần có biện pháp xử lý.

+ Sử dụng giống và gốc ghép: Nếu hạt hoặc cây giống bị ô nhiễm hóa học (thuốc bảo quản...) có thể tồn dư lâu dài và gây ô nhiễm cho sản phẩm rau.

Do đó, để giảm thiểu mối nguy này người trồng cần phải sử dụng giống rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (mua giống có bao bì nhãn mác hoặc mua cây con hay tự để giống cần có hồ sơ ghi chép rõ ràng các chất đã sử dụng).

+ Quản lý đất và giá thể: Hằng năm phải tiến hành phân tích, đánh giá các mối nguy tiềm ẩn trong đất và giá thể bao gồm các mối nguy sinh học và hóa học. Nếu vượt ngưỡng cho phép thì phải xử lý mối nguy bằng oxy hóa hoặc khử trùng.

+ Sử dụng phân bón và chất bổ sung: Chất bổ sung là các chất kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa đậu quả như GA3, Ethylen...

Phân bón và chất bổ sung tiềm ẩn mối nguy hóa học (phân bón vô cơ) và mối nguy sinh học (phân bón hữu cơ) cho rau quả. Trong đó phân bón vô cơ nhất là phân đạm urê sẽ gây ô nhiễm về dư lượng nitơrat (NO3) cho người sử dụng nếu không được cách ly đúng (NO3 là yếu tố số 1 gây bệnh ung thư cho con người nếu vượt quá sức chịu đựng của cơ thể); Phân lân chứa kim loại nặng (do lân được SX từ quặng); Phân hữu cơ chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh cho người và vật nuôi.

Khác với SX rau thông thường, SX rau VietGAP cần phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ ở mỗi khâu trong quá trình SX (nhật ký SX) mới đảm bảo được VSATTP.

Cho nên, người trồng rau muốn hạn chế tối đa các mối nguy trên cần phải bón phân đúng kỹ thuật (bón vùi phân hữu cơ, cách ly urê sau khi bón tối thiểu 10 ngày, bón đủ liều lượng và không lạm dụng urê; Dùng phân lân có hàm lượng kim loại nặng thấp nhất; Phân chuồng cần phải ủ mục trước khi bón và bón vùi vào đất. Các dụng cụ bón phân phải được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ...).

+ Nước tưới và nước rửa sản phẩm: Khác với SX rau thông thường, SX rau VietGAP đòi hỏi nước tưới và nước rửa phải riêng biệt (nước tưới rau yêu cầu là nước an toàn nhưng nước rửa rau phải là nước sạch - nước máy). Tuyệt đối không dùng nước giếng khoan chứa kim loại nặng hoặc nước bị ô nhiễm như nước thải từ khu dân cư, bệnh viện, nước phân tươi... để tưới rau.

+ Dùng thuốc BVTV và các hóa chất khác: Mối nguy hóa học sẽ xảy ra cho rau quả khi người SX không áp dụng đúng các quy định về sử dụng thuốc BVTV.

Để giảm thiểu mối nguy hóa học cho rau quả, người trồng cần phải tuân thủ các quy định trong khi sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng... Chú trọng áp dụng theo hướng IPM trên rau và thiên về phương pháp dùng bẫy bả, thuốc sinh học để hạn chế dịch hại.

Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, lựa chọn các thuốc có trong danh mục của Nhà nước, thuốc có bao bì nhãn mác, có độ độc trung bình, tuân thủ thời gian cách ly theo nhà SX, pha chế, hỗn hợp thuốc đúng kỹ thuật, quản lý bao bì và thuốc tồn đọng...

+ Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý sau thu hoạch sẽ xảy ra nếu người SX không giảm thiểu được những mối nguy này.

Vì vậy, trong quá trình thu hoạch và sơ chế, đóng gói sản phẩm người trồng cần chú ý vệ sinh thường xuyên nhà xưởng, trang thiết bị, không sử dụng nước tưới để rửa rau, không để sản phẩm rau quả trực tiếp xuống đất, không đeo trang sức, phòng chống an toàn dịch hại khu nhà xưởng và kho bảo quản rau, bóng đèn trong nhà xưởng phải có mạng bảo vệ, vệ sinh cá nhân sao cho tốt...

Có như vậy mới đảm bảo được sản phẩm rau quả an toàn từ ngoài đồng đến bàn ăn.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất