| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng 10 năm lãi gần... 2 triệu

Thứ Năm 14/10/2010 , 08:50 (GMT+7)

Nhằm khắc phục khó khăn sau cơn “đại hồng thủy” năm 1999, tám mươi lăm hộ dân ở xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được hỗ trợ tiền trồng gần 90 ha rừng keo. Sau 10 năm đổ mồ hôi sôi nước mắt, nhiều hộ dân phải kêu trời. Vì sao vậy?

Nhiều cây trồng lâu năm của những hộ dân ở Lộc Bình do không dám khai thác nên bị gãy đổ

Nhằm khắc phục khó khăn sau cơn “đại hồng thủy” năm 1999, tám mươi lăm hộ dân ở xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được hỗ trợ tiền trồng gần 90 ha rừng keo. Sau 10 năm đổ mồ hôi sôi nước mắt, nhiều hộ dân phải kêu trời. Vì sao vậy?

Lộc Bình thuộc diện vùng sâu vùng xa của huyện Phú Lộc. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào việc đánh bắt hải sản và trồng rừng. Năm 1999, sau cơn bão lớn, người dân được nhận tiền hỗ trợ trồng rừng keo với ước mong đời sống được ấm no hơn. Thế nhưng, qua đợt khai thác và tận thu để trồng rừng mới lần thứ nhất, kể từ khi có Quyết định 1430 của UBND tỉnh, năm hộ dân còn lại với gần 16 ha rừng (tính theo số cây còn khoảng 5,1 ha) vẫn không dám thanh lý bởi sau khi trừ các chi phí theo quy định, họ chỉ còn vài triệu đồng cho 10 năm ròng rã trồng rừng.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Đình, một hộ dân tham gia trồng rừng ở thôn Hòa An, bức xúc: "Năm 2006, sau cơn bão San - xen, nhiều diện tích rừng trồng bị hư hại, theo quy định, những hộ có trên 50% số cây bị thiệt hại mới được tận thu và không phải trả những chi phí cho phía Hạt Kiểm lâm huyện. Đây là những hộ dân may mắn hơn chúng tôi vì được hưởng những thành quả sau bao năm đổ mồ hôi cho việc trồng, chăm sóc rừng. Chúng tôi là những hộ trồng rừng không nằm trong số đó. Tưởng công sức mình bỏ ra sau bao năm quần quật trên nương rẫy sẽ được hưởng, ai dè theo quy định mới của tỉnh vào tháng 6/2006, những hộ dân như chúng tôi sau khi thu hoạch rừng xong trừ các chi phí gián tiếp, trực tiếp và các chi phí khác, tôi chỉ còn lại hơn 1 triệu đồng”. 

Theo Quyết định của UBND tỉnh được ban hành vào tháng 6/2006 về việc quy định chính sách hưởng lợi khi khai thác, tận thu, tận dụng gỗ rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn tỉnh thì 5 hộ trồng rừng còn lại ở xã Lộc Bình, phải trích nộp ngân sách 65% để đầu tư cho công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; 3% cho chính quyền xã và 17% cho đơn vị chủ rừng, còn người trồng rừng chỉ được hưởng 15% toàn bộ số tiền thu được từ khai thác rừng.

“Việc áp dụng theo Quyết định 1430 của UBND tỉnh chỉ phù hợp với các đơn vị là lâm trường hay BQL rừng vì họ đã được cấp kinh phí cho trồng và chăm sóc rừng. Đối với những hộ dân được hỗ trợ trồng rừng sau bão như ở Lộc Bình nếu áp dụng theo quyết định này thì các điều kiện hưởng lợi của họ không được đảm bảo. Chúng tôi đã có văn bản gửi lên cấp trên nhằm có hướng điều chỉnh nhằm bảo đảm quyền lợi của người trồng rừng”, ông Tống Phước An, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, thừa nhận.
Ông Đình cho biết thêm: “Điều thắc mắc là những hộ dân chúng tôi trồng rừng từ năm 2000-2001, khi đó chưa có quyết định của UBND tỉnh, giờ áp dụng theo quyết định mới này thì bọn tui quá thiệt thòi so với bao công sức đã bỏ ra. Nếu tính theo quy định của đơn vị chủ quản rừng là Hạt Kiểm lâm huyện, hiện tại tui còn lại 1,8 ha rừng, số tiền thu được theo giá hiện nay là hơn 27 triệu, trừ các chi phí tui chỉ còn lại khoảng 1,9 triệu đồng. Trong khi đó, tui phải đóng 13 triệu là số tiền ứng cho đơn vị chủ rừng trước khi khai thác. Thành ra, tính luôn cả tiền công và tiền mở 1,5 km đường vào rừng tui mất 15 triệu, sau mười năm trồng rừng, chúng tôi lỗ cả mấy chục triệu".

Không chỉ riêng hộ gia đình ông Đình mà còn nhiều hộ dân khác ở xã Lộc Bình cũng chịu chung cảnh ngộ. Những hộ dân này rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan mặc dù số cây trồng đã lớn, đến tuổi cho khai thác nhưng họ không dám thanh lý vì chi phí quá lỗ, không đủ điều điện để đầu tư trồng rừng mới.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.