| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng thâm canh kết hợp bón phân DAP Đình Vũ

Thứ Hai 16/10/2017 , 07:30 (GMT+7)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp về quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới thực hiện từ năm 2002 đến nay cho thấy...

Năng suất rừng trồng ở nước ta đang có xu hướng giảm qua các chu kỳ kinh doanh bởi nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do áp dụng các phương thức canh tác truyền thống như phát đốt toàn diện thực bì và các vật liệu hữu cơ sau khai thác.

13-12-34_hn_1002
Rừng keo lai xanh tốt

Biện pháp này làm giảm độ phì của đất, đặc biệt tại những vùng núi cao, độ dốc lớn, mưa nhiều, từ đó làm giảm năng suất, tính bền vững của rừng trồng.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp về quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới thực hiện từ năm 2002 đến nay cho thấy, để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón phân lân trong trồng rừng keo có vai trò rất quan trọng cải thiện độ phì của đất, năng suất rừng qua các chu kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó, việc bón phân với cây lâm nghiệp trong giai đoạn đầu cũng giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tỉ lệ hao hụt thấp và rút ngắn quy trình khai thác.

Trong tài liệu đã được công bố, nội dung chính của tiến bộ trồng rừng lập địa kết hợp bón phân như sau: Sau khi khai thác rừng, vật liệu hữu cơ cần giữ lại trên nền đất tất cả cành, nhánh, ngọn cây có đường kính ≤ 5cm và lá cây, cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng. Tốt nhất cắt ngắn ≤ 1m rải đều trên mặt đất, không đốt thực bì và cày đất. Hơn nữa, tùy theo điều kiện lập địa, chỉ bón phân DAP Đình Vũ (45% P2O5 và 16% niơ) với liều lượng từ 10 - 20kg/ha, tương ứng tối đa 200kg/10ha.

Hiện tiến bộ kỹ thuật này đã được một số doanh nghiệp trồng rừng áp dụng, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và môi trường, song vẫn rất cần được đưa vào sản xuất thử nghiệm mở rộng ở quy mô lớn nhằm nâng cao giá trị rừng trồng, từ đó đáp ứng yêu cầu cấp bách về tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Kết quả mô hình chứng minh, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật này mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường rõ nét.

Sau 7 năm, năng suất rừng trồng keo lá tràm ở Đông Nam Bộ tăng 6m3/ha/năm và keo lai ở Trung Bộ tăng 2,9m3/ha/năm so với đối chứng, lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác và không bón lân. Qua đó, lợi nhuận thu được sau chu kỳ kinh doanh 7 năm của keo lá tràm cao hơn 23,8% và đối với keo lai cao hơn 17,5% so với rừng trồng thương mại thông thường.

Bên cạnh đó, độ phì đất được cải thiện rõ rệt, cụ thể chất hữu cơ tăng 11,2%, đạm tổng số trong đất tăng 8,3%, lân dễ tiêu tăng 7,0% so với không giữ lại vật liệu hữu cơ. Ngoài ra, độ xốp, độ ẩm đất được duy trì tốt hơn làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật đất và hạn chế xói mòn. Do không đốt vật liệu hữu cơ nên không làm hư hại đất và ô nhiễm môi trường do khói bụi, không làm tăng nhiệt độ không khí cũng như tăng phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt, vì không phải cày xới đất nên hạn chế xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, nhất là đối với lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện trên các vùng đất dốc.

Quản lý lập địa là công cụ hữu hiệu để tăng giá trị rừng trồng một cách bền vững, đã được áp dụng ở các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến như Úc, Brazil, Indonesia…

Biện pháp trên là một trong những điều kiện bắt buộc của quản lý rừng bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế để được cấp chứng chỉ rừng. Do vậy, cần sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp để các doanh nghiệp, người trồng rừng có thể ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này phát triển rừng trồng trong thời gian tới.
13-12-34_keo_li_h7
Bón phân DAP Đình Vũ nâng năng suất keo lai

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.